Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6761 : 2008

ISO 9936:2006

DẦU MỠ ĐỘNG THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG

TOCOPHEROL VÀ TOCOTRIENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP

SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Animal and vegetable fats and oils –

 Determination of tocopherol and tocotrienol contents by

 high-performance liquid chromatography

Lời nói đầu

TCVN 6761 : 2008 thay thế cho TCVN 6761:2000;

TCVN 6761 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 9936:2006;

TCVN 6761 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động thực vật  biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DẦU MỠ ĐỘNG THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TOCOPHEROL

 VÀ TOCOTRIENOL – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Animal and vegetable fats and oils – Determination of tocopherol

and tocotrienol contents by high-performance liquid chromatography

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng α-, β-, γ-, δ- tocopherol và tocotrienol tự do (liên quan đến liên kết tocol) trong dầu mỡ động thực vật (gọi là chất béo) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

Đối với sản phẩm chứa các este của tocopherol và este của tocotrienol thì cần tiến hành xà phòng hóa sơ bộ.

CHÚ THÍCH Phương pháp thích hợp về qui trình xà phòng hóa nguội mô tả trong Phụ lục B chỉ dùng để tham khảo.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.

TCVN 6128:2007 (ISO 661:2003), Dầu mỡ động thực vật – Chuẩn bị mẫu thử.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Hàm lượng tocol (tocol content)

Phần khối lượng của từng tocol xác định bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH Hàm lượng tocol được làm tròn số đến microgam trên kilogam.

4 Nguyên tắc

Hòa tan phần mẫu thử trong n-heptan và dùng sắc ký lỏng hiệu năng cao để tách từng loại tocol. Dùng hệ số hiệu chuẩn xác định được từ các dung dịch hiệu chuẩn để tính hàm lượng của từng loại tocol.

5 Thuốc thử

Chỉ sử dụng các loại thuốc thử đạt chất lượng phân tích HPLC hoặc có chất lượng tương đương.

5.1 Các chất chuẩn α-, β-, γ-, δ- tocopherol và tocotrienol

Nếu không có sẵn các chất chuẩn tocopherol thì có thể sử dụng hỗn hợp của phôi hạt lúa mì với dầu đậu tương sử dụng để nhận biết α-, β-, γ-, δ- tocopherols.

Nếu không có sẵn các chất chuẩn tocotrienol thì có thể sử dụng dầu cọ để nhận biết α-,γ-tocotrienol. Sắc đồ thu được có thể sử dụng để giúp cho việc nhận biết pic trong sắc đồ của mẫu thử, trong trường hợp này có thể sử dụng hệ số hiệu chuẩn đối với các tocopherol tương ứng.

CHÚ THÍCH Các chất chuẩn α-, β-, γ-, δ- tocopherol và tocotrienol có

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6761:2008 (ISO 9936:2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

  • Số hiệu: TCVN6761:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản