Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6400:2010

ISO 707:2008

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA - HƯỚNG DẪN LẤY MẪU

Milk and milk products - Guidance on sampling

Lởi nói đầu

TCVN 6400:2010 thay thế TCVN 6400:1998;

TCVN 6400:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 707:2008/IDF 50:2008;

TCVN 6400:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tống cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghi, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA - HƯỚNG DẪN LẤY MẪU

Milk and milk products - Guidance on sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các phương pháp lấy mẫu sữa và sản phẩm sữa để phân tích vi sinh vật, các chỉ tiêu vật lý, hoá học và cảm quan, không bao gồm phương pháp lấy mẫu tự động (bán tự động).

CHÚ THÍCH: Xem thêm Tài liệu tham khảo [9].

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 7002, Agricultural food products - Layout for a standard method of sampling from a lot (Nông sản thực phẩm - Sơ đồ trình bày phương pháp chun lấy mẫu theo lô hàng).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 7002 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Mu phòng thử nghiệm (laboratory sample)

Mẫu được chuẩn bị để gửi đến phòng thử nghiệm và để kiểm tra hoặc thử nghiệm

[3.1 của ISO 78-2:1999[1]]

3.2

Phn mẫu thử (test portion)

Lượng vật liệu được lấy từ mẫu phòng thử nghiệm dùng để thử nghiệm hoặc quan sát.

[được chấp nhận từ 3.3 của ISO 78-2: 1999[1]]

CHÚ THÍCH Cũng có thể các phần mẫu thử của sữa và sản phẩm sữa cần phải xử lý tiếp ví dụ loại bỏ các phần làm ảnh hưởng đến kết quả thử chiết tách vô trùng các phần hoặc sàng lọc.

4. Yêu cầu chung

Tiêu chuẩn này không thích hợp để làm cơ sở pháp lý cho các bên ký kết hợp đồng. Trong trường hợp này, cần thiết phải bổ sung các yêu cầu bằng văn bản.

Số lượng các đơn vị được chọn lấy mẫu để kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ có thể theo TCVN 6266 ISO 5538)[3]. Lấy mẫu để kiểm tra theo dấu hiệu định lượng có thể theo TCVN 6267 (ISO 8197)[5]

Đối với việc lấy mẫu thường xuyên không cần thiết phải áp dụng các hướng dẫn dưới đây:

a) các bên liên quan hoặc các đại diện của họ cần có mặt trong khi tiến hành lấy mẫu;

b) khi có các yêu cầu đặc biệt cho việc lấy mẫu và/hoặc phát sinh từ phép phân tích cụ thể, thì phải tuân theo các yêu cầu đó.

4.1. Nhân viên lấy mẫu1)

Việc lấy mẫu phải do một người được uỷ quyền, đã được đào tạo tốt về kỹ thuật tương ứng thực hiện, ví dụ: lấy mẫu dùng cho mục đích kiểm tra vi sinh vật thì người lấy mẫu không bị mắc bệnh truyền nhiễm bất kỳ nào.

4.2. Dán nhãn và niêm phong mu

Các mẫu phải được niêm phong (trong trường hợp yêu cầu pháp lý hoặc có sự thoả thuận giữa các bên liên quan) và phải được dán nhãn thể hiện toàn bộ thông tin nhận biết về sản phẩm, bản

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008/IDF 50:2008) về Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN6400:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản