Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6184 : 2008

ISO 7027 : 1999

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC

Water quality – Determination of turbidity

Lời nói đầu

TCVN 6184 : 2008 thay thế TCVN 6184 : 1995.

TCVN 6184 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 7027 : 1999.

TCVN 6184 : 2008 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phép đo độ đục có thể bị sai lệch do sự có mặt của các chất hòa tan hấp thụ ánh sáng (các chất truyền màu). Tuy nhiên có thể hạn chế các ảnh hưởng đó bằng cách tiến hành đo ở các bước sóng lớn hơn 800 nm. Chỉ có màu xanh lam ở một số nơi nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng nhẹ lên phép đo độ đục trong vùng phổ này. Các bọt khí có thể gây trở ngại cho phép đo nhưng ảnh hưởng này có thể hạn chế bằng cách xử lý mẫu cẩn thận.

Các vấn đề cụ thể sẽ yêu cầu quy định thêm điều kiện bổ sung ngoài yêu cầu của tiêu chuẩn phải được nghiên cứu, xem xét.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC

XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC

Water quality – Determination of turbidity

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định bốn phương pháp xác định độ đục của nước

Quy định hai phương pháp bán định lượng thường sử dụng ngoài hiện trường:

a) Đo độ đục sử dụng ống thử độ trong (áp dụng cho nước tinh khiết hoặc nước ít bị ô nhiễm);

b) Đo độ đục sử dụng đĩa thử độ trong (đặc biệt thích hợp với nước mặt).

Quy định hai phương pháp định lượng dùng máy các máy đo độ đục:

c) Phương pháp đo bức xạ khuyến tán, áp dụng cho nước có độ đục thấp (ví dụ như nước uống)

Độ đục theo phương pháp này tính bằng đơn vị neuphelo formazin (FNU); kết quả từ 0 FNU đến 40 FNU. Tùy thuộc vào thiết kế của dụng cụ có thể áp dụng cho khoảng nước có độ đục cao hơn.

d) Phương pháp đo sự suy giảm của thông lượng bức xạ, thích hợp hơn với nước có độ đục cao (ví dụ nước thải hoặc nước bị ô nhiễm).

Độ đục đo theo phương pháp này tính bằng đơn vị suy giảm formazin (FAU). Khoảng kết quả từ 10 FAU đến 4000 FAU.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

CIE Publication No. 17 1987. International lighting vocabulary (CIE xuất bản phẩm số 17, 1987 Từ vựng về chiếu sáng Quốc tế).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong CIE ấn phẩm số 17 và các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1. Độ đục (turbidity)

Sự giảm độ trong của một chất lỏng do sự có mặt của các chất không tan.

4. Lấy mẫu

Giữ các bình chứa có tiếp xúc với màu trong điều kiện sạch tuyệt đối. Rửa bằng axit clohydric hoặc dung dịch làm sạch có hoạt tính bề mặt.

Lấy mẫu vào các chai thủy tinh hoặc nhựa, và tiến hành xác định càng sớm càng tốt sau khi lấy mẫu. Nếu không thể xác định ngay, cất giữ mẫu trong phòng lạnh, tối nhưng không quá 24 h. nếu mẫu đã được giữ trong phòng lạnh, để mẫu trở lại nhiệt độ trong phòng trước khi đo. Tránh để mẫu tiếp xúc với không khí và tránh các thay đổi không cần thiết về nhiệt độ của mẫu.

5. Phương pháp bán định lượng đo độ đục

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6184:2008 (ISO 7027 : 1999) về Chất lượng nước - Xác định độ đục

  • Số hiệu: TCVN6184:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản