Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6185 : 2008

ISO 7887 : 1994

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU

Water quality – Examination and determination of colour

Lời nói đầu

TCVN 6185 : 2008 thay thế TCVN 6185 : 1995.

TCVN 6185 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 7887 : 1994.

TCVN 6185 : 2008 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 147 “Chất lượng nước” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Nước tinh khiết quan sát được khi có ánh sáng truyền qua ở độ sâu vài trăm mét cho màu lam nhẹ nhưng có thể biến đổi khi trong nước có các chất ô nhiễm tạo nên nhiều màu khác nhau. Nước tự nhiên phần lớn có màu nâu hơi vàng do chứa các thành phần đặc thù như sắt, các hạt sét, các chất mùn (hoặc màu xanh lá cây do trong nước có tảo) và màu có thể không quan sát được hoàn toàn do các chất hòa tan hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với phân tích, “màu thực” của mẫu nước là mẫu cần quan tâm. Màu thực được mô tả do các chất hòa tan (nghĩa là tất cả các chất lọt qua được màng lọc có cỡ lỗ 0,45 µm). Màu quan sát được khi có các chất lơ lửng không hòa tan được mô tả là “màu biểu kiến”. Màu vốn có của nước có thể bỏ qua khi phân tích.

Thuật ngữ màu mô tả là đặc tính cảm nhận bằng mắt thường bao gồm cả sự kết hợp có màu và không màu (xem Xuất bản phẩm CIE No.17.4:1987, thuật ngữ số 845-02-18). Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ màu được dùng trong ngữ cảnh hẹp, để mô tả độ hấp thụ tại các bước sóng cụ thể.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC

KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU

Water quality – Examination and determination of colour

Chương 1 : Khái quát chung

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp kiểm tra độ màu.

Chương hai Quy định phương pháp kiểm tra độ màu của mẫu nước trong chai bằng mắt thường. Phương pháp này chỉ cho thông tin sơ bộ, ví dụ dùng cho công việc khảo sát ngoài hiện trường. Phương pháp này chỉ có thể ghi được độ màu bên ngoài;

Chương ba Quy định phương pháp xác định độ màu thực của mẫu nước bằng thiết bị quang học và có thể áp dụng cho nước thô, nước sinh hoạt và nước công nghiệp có độ màu thấp. Đối với các chất gây nhiễu, xem 3.3

Chương bốn Quy định phương pháp xác định độ màu bằng cách so sánh dùng mắt thường với dung dịch tiêu chuẩn hexaclopiatinat và có thể áp dụng cho nước thô và nước uống. Đối với các chất gây nhiễu, xem 4.2

Các mẫu nước có độ màu đậm trong một số trường hợp cần phải pha loãng trước khi kiểm tra hoặc xác định.

Khi báo cáo kết quả, nhất thiết phải viện dẫn phương pháp sử dụng.

1.2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

TCVN 6492 : 1999 (ISO 10523 : 1994) Chất lượng nước – Xác định pH.

CIE Publication No. 17.4 : 1987, International lighting vocabulary (Từ vựng Quốc tế về chiếu sáng).

1.3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa đưa ra trong xuất bản phẩm số 17.4 của CIE và các định nghĩa sau:

1.3.1. Độ màu của nước (colour of water)

Đặc tính quang học gây ra sự thay đổi thành phần quang phổ của ánh sáng nhìn thấy được truyền qua.

1.3.2. Độ màu bên ngoài của nước (apparent colour of water)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6185:2008 (ISO 7887 : 1994) về Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định độ màu

  • Số hiệu: TCVN6185:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản