Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH - PHẦN 4: THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP
Fixed offshore platforms - Part 4: Design of Steel structures
Lời nói đầu
TCVN 6170-4:1998 tương đương với Qui phạm công trình biển cố định của Nauy - Phần 6.
TCVN 6170-4: 1998 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 67/SC 7 “Công trình ngoài khơi” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH - PHẦN 4: THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP
Fixed offshore platforms - Part 4: Design of Steel structures
Tiêu chuẩn này quy định việc tính toán thiết kế các kết cấu thép công trình biển theo phương pháp hệ số riêng phần hoặc theo phương pháp ứng suất cho phép.
TCVN 6170-1:1996 Công trình biển cố định - Phần 1: Quy định chung.
TCVN 6170-2:1998 Công trình biển cố định - Phần 2: Điều kiện môi trường
TCVN 6170-3:1998 Công trình biển cố định - Phần 3: Tải trọng thiết kế.
3.1 Những sai lệch của các phần tử kết cấu phải nằm trong giới hạn quy định tương ứng với các giá trị sức bền đặc trưng đã được giả định trong thiết kế.
3.2 Các phương pháp thiết kế được nêu trong phần này là dựa trên giả thiết rằng các giá trị thiết kế đối với hiệu ứng tải trọng và sức bền có thể được tính riêng biệt. Trong trường hợp phải tiến hành phân tích phi tuyến thì có thể điều chỉnh các yêu cầu thiết kế để bảo đảm nhận được mức độ an toàn tương đương.
4.1 Độ bền đặc trưng phải được xác định trên cơ sở số liệu tin cậy và kỹ thuật thống kê thích hợp dựa trên các phương pháp thử vật liệu được thừa nhận.
Giá trị đặc trưng của độ bền (hoặc sức bền) thường phải dựa trên phân vị 5 % hoặc 95 % của kết quả thử, tùy theo phân vị nào là bất lợi nhất.
Độ bền (hoặc sức bền) mỏi đặc trưng thường phải dựa trên phân vị 2,5 % của kết quả thử.
4.2 Trường hợp sức bền cao làm giảm độ an toàn kết cấu thì sức bền đặc trưng phải được xác định sao cho nó bị vượt với một xác suất thấp.
4.3 Sức bền đặc trưng thường phải tính toán trên cơ sở các kích thước thực, tức là phải loại bỏ phần ăn mòn. Trong những trường hợp mà hiệu ứng ăn mòn làm giảm độ an toàn của kết cấu thì phải kể đến sự ăn mòn này.
4.4 Giá trị đặc trưng của sức bền dùng cho độ bền chảy thiết kế phải được lấy nhỏ hơn:
- giới hạn chảy trên nhỏ nhất;
- giới hạn chảy ứng với biến dạng dư 0,2 %;
- 0,85 lần giới hạn bền kéo nhỏ nhất của vật liệu.
5 Thiết kế theo phương pháp hệ số riêng phần
5.1 Quy định chung
5.1.1 Trong phương pháp này, mức độ an toàn nhận được bằng cách áp dụng các hệ số riêng phần để tính các giá trị đặc trưng của tải trọng và của sức bền, xem TCVN 6170-1:1996.
5.1.2 Các hệ số riêng phần dùng để tính các hiệu ứng tải trọng được nêu trong TCVN 6170-3:1998, còn các hệ số riêng phần dùng để tính sức bền được nêu trong mục 5 của tiêu chuẩn này.
5.2 Trạng thái giới hạn cực đại (ULS) - Thiết kế theo lý thuyết đàn hồi
5.2.1 Khi thiết kế theo trạng thái giới hạn Cực đại đàn hồi, hệ số vật liệu (gm) đối với các kết cấu thép thường phải lấy bằng:
gm = 1,15
5.2.2 Đối với các phần tử chịu nén, hệ số vật liệu lấy theo bảng 1.
Bảng 1 - Hệ số vật liệu (gm) đối với các ph
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quóc gia TCVN 6968:2007 về Quy phạm thiết bị nâng trên các công trình biển
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5319:2001 về Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Trang bị an toàn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8629:2010 (ISO 6897:1984) về Rung động và chấn động - Hướng dẫn đánh giá phản ứng của cư dân trong các công trình cố định đặc biệt những công trình nhà cao tầng và công trình biển chịu chuyển động lắc ngang tần số thấp (từ 0,063 Hz đến 1 Hz )
- 1Tiêu chuẩn quóc gia TCVN 6968:2007 về Quy phạm thiết bị nâng trên các công trình biển
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-1:1996 về Công trình biển cố định - Phần 1: Quy định chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN6170-2:1998 về Công trình biển cố định - Phần 2: Điều kiện môi trường
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-3:1998 về Công trình biển cố định - Phần 3: Tải trọng thiết kế
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5319:2001 về Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Trang bị an toàn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8629:2010 (ISO 6897:1984) về Rung động và chấn động - Hướng dẫn đánh giá phản ứng của cư dân trong các công trình cố định đặc biệt những công trình nhà cao tầng và công trình biển chịu chuyển động lắc ngang tần số thấp (từ 0,063 Hz đến 1 Hz )
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-4:2017 về Giàn cố định trên biển - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-4:1998 về Công trình biển cố định - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép
- Số hiệu: TCVN6170-4:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra