Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6170-3:1998

CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH – PHẦN 3: TẢI TRỌNG THIẾT KẾ

Fixed offshore platforms – Part 3: Design Loads

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các loại tải trọng và các tổ hợp tải trọng cần xem xét khi tính toán sức bền của các công trình biển cố định.

Tiêu chuẩn này cũng quy định các hệ số tải trọng và tổ hợp tải trọng tương ứng dùng để thiết kế theo phương pháp hệ số riêng phần (mục 8) và quy định các tổ hợp tải trọng tương ứng để thiết kế theo phương pháp ứng suất cho phép (mục 9).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6170-1: 1996 Công trình biển cố định – Phần 1: Quy định chung.

TCVN 6170-2: 1998 Công trình biển cố định – Phần 2: Điều kiện môi trường.

3. Quy định chung

3.1. Các giả định

Tất cả các tải trọng có ảnh hưởng đến an toàn của kết cấu hoặc một phần của kết cấu từ lúc bắt đầu xây dựng đến khi khai thác thường xuyên phải được xem xét khi thiết kế.

3.2. Thuật ngữ định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ định nghĩa được hiểu như sau:

- Giá trị kì vọng là mômen thống kê bậc nhất của hàm phân bố mật độ xác suất của đại lượng được xem xét trong một khoảng thời gian nhất định;

Chú thích – Trong thực tế giá trị kì vọng thông thường được lấy bằng giá trị trung bình hoặc giá trị ước lượng tốt nhất trong thời gian đang xét.

- Giá trị xác định là giá trị cực đại hoặc cực tiểu trong khoảng thời gian xem xét. Căn cứ vào yêu cầu, các giới hạn và các biện pháp khai thác, giá trị này được lấy sao cho đảm bảo độ an toàn cần thiết của công trình;

- Quá trình tải trọng kì vọng là diễn biến tải trọng kì vọng trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm số chu trình tải trọng và mức tải trọng trong mỗi chu trình;

- Hiệu ứng của tải trọng bất thường là hiệu ứng tải trọng với xác suất bị vượt hàng năm bằng hoặc nhỏ hơn 10-4.

3.3. Xem xét chung về tải trọng

3.3.1. Các tải trọng đặc trưng phải được coi là các tải trọng tham chiếu trong thiết kế theo phương pháp hệ số riêng phần và phương pháp ứng suất cho phép. Nếu trong tiêu chuẩn không quy định các trường hợp đặc biệt, các tải trọng đặc trưng cho ở bảng 1 và bảng 2 áp dụng tương ứng cho các điều kiện thiết kế cực trị và bình thường.

3.3.2. Có thể không cần xét tải trọng và hiệu ứng tải trọng nếu với giá trị ước lượng tốt nhất, xác suất vượt hàng năm nhỏ hơn 10-4.

3.3.3. Ở những nơi mà tải trọng biến dạng, tải trọng môi trường và tải trọng sự cố có thể tác dụng đồng thời, giá trị đặc trưng có thể được xác định dựa trên sự phân bố xác suất đồng thời của chúng.

Chú thích – Nếu giá trị đặc trưng được tính cho một trong các loại tải trọng: tải trọng biến dạng (D), tải trọng môi trường (E) hoặc tải trọng sự cố (A) với xác suất vượt hàng năm là 10-4 thì không cần xét đến giá trị đặc trưng của hai trong số ba tải trọng còn lại (trừ trường hợp tải trọng biến dạng (D) đã được quy định).

Bảng 1 – Cơ sở để lựa chọn các tải trọng đặc trưng cho điều kiện thiết kế cực trị

Loại tải trọng

Các trạng thái giới hạn – điều kiện thiết kế cực trị

ULS

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-3:1998 về Công trình biển cố định - Phần 3: Tải trọng thiết kế

  • Số hiệu: TCVN6170-3:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản