Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11542:2016
ISO 11396:2012
DA CÁ SẤU - PHÂN VÙNG DA, MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT, PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT, KÍCH THƯỚC (CHIỀU DÀI) VÀ NGUỒN GỐC
Crocodile skins - Presentation, description of defects, grading on the basis of defects, size (length) and origin
Lời nói đầu
TCVN 11542:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11396:2012
TCVN 11542:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA CÁ SẤU - PHÂN VÙNG DA, MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT, PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT, KÍCH THƯỚC (CHIỀU DÀI) VÀ NGUỒN GỐC
Crocodile skins - Presentation, description of defects, grading on the basis of defects, size (length) and origin
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả hình dạng da cá sấu và các khuyết tật có thể xảy ra. Tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn để phân loại da cá sấu theo khuyết tật, kích thước (chiều dài) và giống.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1 Vảy (scute)
Tấm xương bên ngoài của da cá sấu.
2.2 Lột da (flaying)
Cắt mổ súc vật dọc theo đường cụ thể và lấy da ra khỏi con vật đó.
CHÚ THÍCH Có thể thực hiện lột da bằng tay hoặc bằng máy.
2.3 Lọc thịt (fleshing)
Loại bỏ thịt hoặc mô mỡ từ con da.
CHÚ THÍCH Mỡ và bạc nhạc thừa dính trên da sẽ giữ ẩm và là nguyên nhân gây ra tình trạng kỵ khí làm da bị thối rữa và mất giá trị.
3 Phân vùng da cá sấu
3.1 Việc phân vùng da cá sấu lột mổ theo đường sống lưng xuống tâm được minh họa trong Hình 1. Để phân vùng, sử dụng các thuật ngữ sau:
a) vùng hình dạng, ký hiệu là (PA);
b) ngoài vùng hình dạng, ký hiệu là (OP).
3.2 Vùng hình dạng được chia thành ba phần dưới đây, theo thứ tự quan trọng, với vùng bụng có bốn góc phần tư:
1) đầu (A1);
2) bụng (A2), với các góc phần tư bụng từ Q1 đến Q4;
3) đuôi (A3).
CHÚ DẪN
1 Vảy thứ ba sau chân trước
2 Da bụng
Hình 1 - Phân vùng da cá sấu
4 Khuyết tật
Các khuyết tật trên da cá sấu được liệt kê từ 4.1 đến 4.6.
4.1 Nốt
vết lõm dạng tròn.
4.2 Vết cắt hoặc lỗ (C hoặc H)
Các vết cắt hoặc lỗ thủng xuyên qua da. Có hai loại:
- Loại 1: một vết cắt hoặc lỗ có đường kính đến 10 mm theo chiều rộng và chiều dài từ 5 mm đến 20 mm;
- Loại 2: một vết cắt hoặc lỗ có đường kính đến 20 mm theo chiều rộng và chiều dài từ 5 mm đến 40 mm.
4.3 Sẹo
Các thương tổn trên da cá sấu trước khi lột da hoặc trước khi giết mổ và đã có thời gian lành lại.
CHÚ THÍCH Các vết cắt, lỗ và vết xước để lại sẹo, vết hoặc thương tổn vĩnh viễn trên da.
4.4 Vết xước
Các phần hư hại trên da cá sấu trong khi giết mổ hoặc lột da. Vết xước thường được xác định tại điểm vảy bị vỡ.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 4083/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Da động vật làm nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 01:2004 về da bò Wetblue – Yêu cầu kỹ thuật – Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10050:2013 (ISO 5431:2013) về Da - Da dê phèn xanh - Các yêu cầu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10051:2013 (ISO 5432:2013) về Da - Da cừu phèn xanh - Các yêu cầu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11542:2016 (ISO 11396:2012) về Da cá sấu - Phân vùng da mô tả các khuyết tật phân loại theo khuyết tật kích thước (chiều dài) và nguồn gốc
- Số hiệu: TCVN11542:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra