Hệ thống pháp luật

TCVN 10607-3:2014

ISO/IEC 15026-3:2011

KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - ĐẢM BẢO PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 3: MỨC TOÀN VẸN HỆ THỐNG

Systems and software engineering - Systems and software assurance - Part 3: System integrity levels

 

Lời nói đầu

TCVN 10607-3:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 15026-3:2011.

TCVN 10607-3:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10607 (ISO/IEC 15026) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10607-1:2014 (ISO/IEC 15026-1:2013) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 1: Khái niệm và từ vựng;

- TCVN 10607-2:2014 (ISO/IEC 15026-2:2011) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 2: Trường hợp đảm bảo;

- TCVN 10607-3:2014 (ISO/IEC 15026-3:2011) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 3: Mức toàn vẹn hệ thống;

- TCVN 10607-4:2014 (ISO/IEC 15026-4:2012) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 4: Đảm bảo trong vòng đời.

 

KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - ĐẢM BẢO PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 3: MỨC TOÀN VẸN HỆ THỐNG

Systems and software engineering - Systems and software assurance - Part 3: System integrity levels

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định khái niệm về mức toàn vẹn theo yêu cầu tương ứng với mức toàn vẹn được yêu cầu nhằm chỉ ra việc đạt được mức toàn vẹn. Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu và khuyến nghị các phương pháp nhằm định nghĩa, sử dụng mức toàn vẹn và các yêu cầu mức toàn vẹn của chúng. Tiêu chuẩn này bao trùm các hệ thống, sản phẩm phần mềm và các thành phần của chúng, cũng như các phụ thuộc bên ngoài liên quan.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các hệ thống và phần mềm, được sử dụng bởi:

a) Người định nghĩa các mức toàn vẹn, ví dụ: các tổ chức chuyên gia và công nghiệp, tổ chức tiêu chuẩn và cơ quan chính phủ;

b) Người dùng mức toàn vẹn, ví dụ: nhà phát triển, nhà bảo trì, nhà cung cấp, nhà thâu nhận, người dùng, đánh giá viên hệ thống hay phần mềm và cho việc quản trị và hỗ trợ kỹ thuật của các hệ thống và/hoặc sản phẩm phần mềm.

Cách sử dụng quan trọng của mức toàn vẹn là các thỏa thuận giữa nhà cung cấp và nhà thâu nhận, ví dụ: nhằm hỗ trợ việc đảm bảo an toàn, tiết kiệm hoặc các thuộc tính an ninh của một sản phẩm hay hệ thống được phân phối.

Tiêu chuẩn này không liệt kê một tập mức toàn vẹn hay yêu cầu mức toàn vẹn được quy định của chúng. Do đó, tiêu chuẩn này không quy định cách thức sử dụng mức toàn vẹn tương tác với toàn bộ hệ thống hay các quy trình vòng đời kỹ thuật phần mềm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này đưa ra một ví dụ sử dụng tiêu chuẩn trong Phụ lục B.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng của tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10607-1 (ISO/IEC 15026-1) Hệ thống và kỹ thuật phần mềm - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Khái niệm và từ vựng

3. T

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10607-3:2014 (ISO/IEC 15026-3:2011) về Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 3: Mức toàn vẹn hệ thống

  • Số hiệu: TCVN10607-3:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản