Hệ thống pháp luật

TCVN 10607-1:2014

ISO/IEC 15026-1:2013

KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - ĐẢM BẢO PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ TỪ VỰNG

Systems and software engineering - Systems and software assurance - Part 1: Concepts and vocabulary

 

Lời nói đầu

TCVN 10607-1:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 15026-1:2013.

TCVN 10607-1:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10607 (ISO/IEC 15026) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10607-1:2014 (ISO/IEC 15026-1:2013) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 1: Khái niệm và từ vựng;

- TCVN 10607-2:2014 (ISO/IEC 15026-2:2011) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 2: Trường hợp đảm bảo;

- TCVN 10607-3:2014 (ISO/IEC 15026-3:2011) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 3: Mức toàn vẹn hệ thống;

- TCVN 10607-4:2014 (ISO/IEC 15026-4:2012) Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 4: Đảm bảo trong vòng đời.

 

KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - ĐẢM BẢO PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ TỪ VỰNG

Systems and software engineering - Systems and software assurance - Part 1: Concepts and vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác định các thuật ngữ đảm bảo liên quan và xây dựng một tập có tổ chức của các khái niệm và mối quan hệ nhằm xây dựng một cơ sở cho kiến thức được chia sẻ qua các cộng đồng người dùng cho sự đảm bảo. Tiêu chuẩn này cung cấp cho người dùng thông tin về các tiêu chuẩn khác trong bộ TCVN 10607, bao gồm việc sử dụng kết hợp nhiều tiêu chuẩn. Khái niệm thiết yếu được đưa ra trong bộ tiêu chuẩn này là các đòi hỏi trong một trường hợp đảm bảo và sự hỗ trợ các đòi hỏi đó thông qua lập luận bằng chứng. Các đòi hỏi này được đặt trong ngữ cảnh đảm bảo cho các đặc tính của hệ thống và phần mềm trong quy trình vòng đời của sản phẩm phần mềm hay hệ thống.

Bộ TCVN 10607 không bao gồm việc đảm bảo cho một dịch vụ đang vận hành và quản lý dựa trên cơ sở liên tục.

2. Khả năng áp dụng

2.1. Người dùng

Người dùng bộ TCVN 10607 bao gồm: nhà phát triển, nhà bảo trì các trường hợp đảm bảo và những người muốn phát triển, duy trì, đánh giá hay thâu nhận một hệ thống có các yêu cầu cho các đặc tính cụ thể theo một cách thức chắc chắn hơn về các đặc tính đó và yêu cầu của chúng. Bộ tiêu chuẩn này thường sử dụng các khái niệm và thuật ngữ phù hợp với các tiêu chuẩn: ISO/IEC 12207, ISO/IEC 15288 và bộ ISO/IEC 25000, nhưng người dùng bộ tiêu chuẩn này cần hiểu các khác biệt về các thuật ngữ và định nghĩa mà họ có thể làm quen. Tiêu chuẩn này tập trung làm rõ những khác biệt này.

2.2. Lĩnh vực áp dụng

Mục đích chính của tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ người dùng các tiêu chuẩn khác của bộ TCVN 10607 bằng cách đưa ra ngữ cảnh, các khái niệm và giải thích cho sự đảm bảo, các trường hợp đảm bảo và mức toàn vẹn. Tuy nhiên, việc thực hành đảm bảo là thiết yếu, các chi tiết về cách thức đo, mô tả hay phân tích các đặc tính nào đó không được bao trùm trong tiêu chuẩn này. Đây là nội dung của các tiêu chuẩn viện dẫn được bao gồm trong Thư mục

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10607-1:2014 (ISO/IEC 15026-1:2013) về Kỹ thuật phần mềm và hệ thống - Đảm bảo phần mềm và hệ thống - Phần 1: Khái niệm và từ vựng

  • Số hiệu: TCVN10607-1:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản