Hệ thống pháp luật

22 TCN 282 - 02

YÊU CẦU KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP THỬ

SƠN TÍN HIỆU GIAO THÔNG, SƠN VẠCH ĐƯỜNG NHIỆT DẺO

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử đối với vật liệu sơn vạch đường nhiệt dẻo sản xuất trong nước hoặc nhập ngoại dùng trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa (có nhựa nổi lên mặt) bằng phương pháp phun, đẩy ép hoặc thanh gạt.

Ghi chú: 3 loại sơn vạch đường nhiệt dẻo đề cập trong tiêu chuẩn này được phân loại theo 3 phương pháp thi công.

Loại I: Phun

Loại II: Đy ép

Loại III: Thanh gạt

1.2. Tiêu chuẩn tham khảo

Tiêu chuẩn này được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn AS4049,3 - 1994. "Paints and related materials - Road marking materials. Part 2: Thermoplastic road marking materials"

1.3. Thuật ngữ chủ yếu sử dụng trong tiêu chuẩn

1.3.1. Cốt liệu - Thành phần khoáng dạng hạt như: cacbonat canxi, thạch anh, hay đá silic thường dùng để tạo khối cho sơn vạch đường nhiệt dẻo.

1.3.2. Chất tạo màng - Một loại nhựa nhiệt dẻo (kể cả khi có chứa dầu hoặc chất hoá dẻo) tạo sự bám dính với mặt đường và tạo kết dính nội giữa các thành phần khác nhau (chất độn, bột màu, cốt liệu và các hạt thủy tinh).

1.3.3. Chất trộn - Một loại bột được thêm vào thành phần của hỗn hợp, tạo sự phân tán của bột màu và tạo một số tính chất cho hỗn hợp vật liệu.

1.3.4. Độ phát sáng - Tỷ lệ phát sáng của bề mặt phản xạ theo một hướng cho trước so với sự phát sáng của bề mặt khuếch tán ánh sáng trắng lý tưởng khi được nhìn theo cùng một hướng và được chiếu sáng theo cùng một cách, tính theo tỷ lệ phần trăm (%).

1.3.5. Nhiệt độ đun nóng an toàn – Được quy định tùy theo nhà sản xuất, không bao giờ được đun nóng vật liệu trên nhiệt độ đó.

1.3.6. Bột màu - Là loại bột rắn mịn, phân tán trong môi trường sơn để tạo màu cho sơn.

1.3.7. Tính phản quang - Là đặc tính của hạt thủy tinh có khả năng phản xạ ánh sáng tới.

1.3.8. Sơn vạch đường nhiệt dẻo - Vật liệu bao gồm cốt liệu, bột màu, chất tạo màng, hạt thủy tinh và chất độn. Có thể chảy mềm khi nung nóng và rắn lại khi làm lạnh, được sử dụng làm tín hiệu vạch đường.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Thành phần vật liệu

2.1.1. Tỷ lệ thành phần

Bảng 1

Tỷ lệ thành phần của vật liệu sơn kẻ đường nhiệt dẻo

Vật liu

Hàm lượng (%)

Phương pháp thử nghiệm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 282:2002 về yêu cầu kỹ thuật - phương pháp thử sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường nhiệt dẻo do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN282:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản