Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

22 TCN 283-02

SƠN TÍN HIỆU GIAO THÔNG SƠN VẠCH ĐƯỜNG HỆ DUNG MÔI - YÊU CẦU KỸ THUẬT -  PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử đối với vật liệu sơn vạch đường hệ dung môi sản xuất trong nước hoặc nhập ngoại dùng trên mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng bằng phương pháp phun (phun khí hoặc phun chân không), chổi quét hoặc rulo (đối với sơn khô chậm).

1.2. Tiêu chuẩn tham khảo

Tiêu chuẩn này được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn:

- AS 4049.1 - 1992 “Pants and materials – Road marking materials. Part 1: Solvent – borne paint – For use with drop – on beads”

- BS 6014:1987 “British Standard Specification for Pavement marking paints”

- HS K5665 – 1990 “Traffic paint” và JIS K5100 – 1990 “Testing methods for paints”.

1.3. Thuật ngữ chủ yếu sử dụng trong tiêu chuẩn

1.3.1. Hiện tượng loang màu – Là sự mất màu của sơn vạch đường khi các phần tử mang màu như bitum từ lớp alphalt di chuyển qua màng sơn vạch đường. Hiện tượng này liên quan đến tính lão hóa của nhựa asphalt, tính tương thích của nhựa với sơn và tốc độ khô của màng sơn.

1.3.2. Thời gian khô – Thời gian khô của sơn vạch đường là một yếu tố quan trọng bởi nó xác định khoảng thời gian nhanh nhất để xe có thể lưu thông qua lại mà không làm sơn bị nhòe.

1.3.3. Độ phản quang – Xuất hiện khi rải một lượng các hạt thủy tinh trong, nhỏ trên bề mặt vạch đường trước khi sơn khô, là hiện tượng phản xạ ngược ánh sáng tới có cùng phương với nguồn phát sáng.

1.3.4. Độ phát sáng – Là tỉ lệ độ phát sáng của bề mặt phản xạ (cần khảo sát) theo một hướng cho trước so với độ phát sáng của bề mặt khuyếch tán có màu trắng lý tưởng, khi được nhìn ở cùng một hướng và được chiếu sáng từ cùng một nguồn phát sáng, giá trị này được tính theo tỉ lệ phần trăm (%).

1.3.5. Độ bền môi trường – Đối với sơn vạch đường đây là tính năng quan trọng bởi chúng thường phải bôi dưới mưa nắng nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, hóa chất ngưng tụ. Do thời gian ngâm thử nghiệm là quá ngắn so với thực tế nên thường chỉ xác định được độ chịu môi trường ở mức độ thấp.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA SƠN VẠCH ĐƯỜNG HỆ DUNG MÔI

2.1. Phân loại

Phân loại theo thời gian khô (xác định theo TCVN 2096-1993)

Sơn khô nhanh – Sơn vạch đường có thời gian khô không quá 5 phút.

Sơn khô chậm – Sơn vạch đường có thời gian khô trong khoảng 5 ¸ 15 phút.

2.2. Thành phần vật liệu sơn

Các thành phần chính của sơn là: bột màu, chất độn, dung môi, và nhựa tạo màng.

2.3. Các tính năng kỹ thuật

2.3.1. Độ ổn định – Lần thử nghiệm đầu tiên sau khi xuất kho sơn không được có màng, cục,  gel và những hạt thô khi quan sát bằng mắt thường. Trong vòng 4 tuần từ ngày xuất xưởng, độ lắng của sơn không được nhỏ hơn 8 (xác định theo AS 1580.211.1).

2.3.2. Độ mịn – Sơn càng được phân tán tốt thì hiệu quả sử dụng càng cao. Thường không có quy định độ mịn cho sơn vạch đường nhưng đối với một vài thiết bị thi công để tránh gây tắc nghẽn có thể cần có giới hạn độ mịn của sơn trong khoảng 75 – 90 mm (xác định theo TCVN 2091-1993).

2.3.3. Độ nhớt – Sơn phải có độ nhớt nằm trong phạm vi 60 – 80 đơn vị Kreb (xác định theo AS.1580.214.1) hoặc tương đương.

Ghi chú: Yêu cầu này cung cấp thông tin về các tính năng của sơn để bơm và phun khi thi công cũng như hướng dẫn điều khiển sản xuất sơn để dễ thi công bằng phương pháp phun.

2.3.4. Màu sắc – Màng sơn trên tấm thử nghiệm sau khi khô được xác định màu theo TCVN 2102-1993, màu sơn nhận được thỏa mãn theo các yêu cầu sau:

a. Màu trắng – Tương đương Y35 theo phân loại của AS 2700S hoặc tương

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 283:2002 về sơn tín hiệu giao thông sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử

  • Số hiệu: 22TCN283:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản