Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
1.2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2.1. Hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2.2. Hàng hóa đặc dụng của quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng kiểm tra của Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (sau đây gọi là kiểm tra chất lượng hàng hóa) là việc xem xét, kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra; thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
3.2. Hàng hóa lưu thông trên thị trường bao gồm hàng hóa đưa ra thị trường, khuyến mại và hàng hóa lưu giữ trong kho của cơ sở bán hàng.
3.3. Các thuật ngữ khác trong Thông tư này sử dụng cách giải thích từ ngữ theo quy định tại Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ để kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy định về nhãn hàng hóa và quy định khác của pháp luật.
5. Phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa
Phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
5.1. Kiểm tra theo kế hoạch hằng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5.1.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch hằng năm về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
5.1.1.1. Mục tiêu, kế hoạch theo yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành;
5.1.1.2. Kết quả kiểm tra, khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
5.1.1.3. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
5.1.1.4. Thông tin cảnh báo trong nước, nước ngoài, khu vực, quốc tế về chất lượng hàng hóa.
5.1.2. Nội dung kế hoạch kiểm tra phải thể hiện được các nội dung chủ yếu như sau:
5.1.2.1. Đối tượng hàng hóa kiểm tra;
5.1.2.2. Địa bàn kiểm tra;
5.1.2.3. Thời gian kiểm tra (theo tháng);
5.1.2.4. Kinh phí tổ chức thực hiện kiểm tra;
5.1.2.5. Tổ chức thực hiện
5.2. Kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa.
Căn cứ để kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
5.2.1. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành.
5.2.2. Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa.
5.2.3. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
5.2.4. Thông tin cảnh báo trong nước, nước ngoài, khu vực, quốc tế về chất lượng hàng hóa.
6. Mẫu hàng hóa để thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa
6.1. Mẫu hàng hóa được mua theo hình thức lấy ngẫu nhiên trên thị trường để thử nghiệm tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định phục vụ việc theo dõi tình hình chất lượng hàng hóa trên thị trường.
6.2. Mẫu hàng hóa được lấy theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm này để thử nghiệm tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định nhằm phục vụ hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường có nguy cơ không bảo đảm về chất lượng. Cụ thể như sau:
6.2.1. Căn cứ tiêu chuẩn về phương pháp thử hoặc quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, đoàn kiểm tra lấy mẫu hàng hóa theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, số lượng sao cho đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra;
6.2.2. Mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của người lấy mẫu và trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý;
6.2.3. Lập biên bản lấy mẫu hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
6.2.4. Mẫu hàng hóa phải được gửi đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm được chỉ định là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.
6.3. Chi phí lấy mẫu hàng hóa và thử nghiệm theo quy định tại Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
II. NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa
1.1 Về nhãn hàng hóa:
1.1.1. Kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
1.1.2. Kiểm tra việc thể hiện tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
1.2. Về chất lượng:
1.2.1. Kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hóa theo quy định hoặc công bố trên nhãn hàng hóa;
1.2.2. Kiểm tra nội dung và việc thể hiện thông tin cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa;
1.2.3. Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với tài liệu kèm theo;
1.2.4. Kiểm tra mẫu hàng hóa được lấy theo quy định tại điểm 6.2 khoản 6 Mục I của Thông tư này để thử nghiệm tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
2. Trình tự và thủ tục kiểm tra
2.1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:
2.1.1. Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2.1.2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 1 Mục này;
2.1.3. Lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản lập xong phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định tại khoản 6 Mục I Thông tư này;
2.1.4. Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra và kiến nghị về việc thông báo kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không bảo đảm chất lượng cho tổ chức, cá nhân có hàng hóa được kiểm tra trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thử nghiệm mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
2.1.5. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Mục này.
2.2. Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục sau đây:
2.2.1. Xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra;
2.2.2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 1 Mục này;
2.2.3. Lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục IIb ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản lập xong phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng và người chứng kiến vẫn có giá trị pháp lý.
2.2.4. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Mục này.
3.1. Trường hợp Đoàn kiểm tra không có thành viên là Thanh tra viên, Kiểm soát viên thị trường hoặc trường hợp việc thực hiện kiểm tra do kiểm soát viên chất lượng thực hiện độc lập thì Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cụ thể như sau:
3.1.1. Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng lập biên bản, yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa. Trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa để cơ quan kiểm tra ra thông báo tạo dừng lưu thông hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và xử lý theo thẩm quyền;
3.1.2. Cơ quan kiểm tra chỉ ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này khi người bán hàng hàng hóa đó đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
3.1.3. Trường hợp hàng hóa vi phạm có nguy cơ gây mất an toàn cho người, động vật, tài sản, môi trường hoặc người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm, không chấp hành các yêu cầu của cơ quan kiểm tra thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của người bán hàng, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và sự không phù hợp của hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời kiến nghị cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường xử lý theo quy định của pháp luật.
3.2. Trường hợp Đoàn kiểm tra có thành viên là Thanh tra viên, Kiểm soát viên thị trường thì Đoàn kiểm tra xử lý theo quy định tại điểm 3.1.1 khoản này. Nếu cần thiết phải xử phạt vi phạm hành chính thì Thanh tra viên, Kiểm soát viên thị trường xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan kiểm tra xử lý theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cụ thể như sau:
4.1. Đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan kiểm tra về kết quả thử nghiệm mẫu để cơ quan kiểm tra thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng cho người bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4.2. Yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin liên quan đối với hàng hóa cùng loại như số lượng hàng hóa còn tồn, đã bán và liên hệ với người sản xuất, nhập khẩu biết để khắc phục, xử lý và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
4.3. Thông báo tạm dừng lưu thông đối với loại hàng hóa vi phạm về chất lượng, niêm phong hàng hóa còn tồn ở cơ sở đã kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIa, VIIb ban hành kèm theo Thông tư này.
4.4. Trường hợp không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu thì trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng, người bán hàng có thể đề nghị một tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện đánh giá chất lượng đối với hàng hóa còn tồn dó. Kết quả đánh giá sự phù hợp này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí đánh giá sự phù hợp do người bán hàng chi trả.
4.5. Trường hợp hàng hóa có đầy đủ bằng chứng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc người bán hàng không thực hiện các yêu cầu trong thông báo tạm dừng lưu thông thì cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và sự không phù hợp của hàng hóa.
4.6. Cơ quan kiểm tra chỉ thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường khi người bán hàng đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản cho Cơ quan kiểm tra.
4.7. Sau khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra trong sản xuất tương ứng xem xét việc tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất theo nội dung quy định tại Điều 5, xử lý theo Điều 6 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra
1.1. Căn cứ các quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Mục I của Thông tư này, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm như sau:
1.1.1. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, cơ quan kiểm tra ở địa phương phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương cho năm sau;
1.1.2. Kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của các cơ quan kiểm tra ở địa phương sau khi được phê duyệt phải báo cáo với cơ quan kiểm tra ở Trung ương thuộc ngành, lĩnh vực và gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ;
Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các cơ quan kiểm tra ở địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
1.1.3. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, cơ quan kiểm tra ở Trung ương phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc ngành, lĩnh vực của mình.
Kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của các cơ quan kiểm tra ở Trung ương sau khi được phê duyệt phải báo cáo cho Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
1.1.4. Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt để phối hợp triển khai kiểm tra.
2. Trao đổi thông tin trong quá trình kiểm tra
Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông tin kết quả khảo sát, kiểm tra của mình về hàng hóa không đạt chất lượng cho các cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa chuyên ngành, thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, cơ quan có liên quan để biết và phối hợp.
3. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra
3.1. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra định kỳ 6 tháng, hằng năm, đột xuất theo yêu cầu hoặc khi kiểm tra đột xuất, Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
3.1.1. Cơ quan kiểm tra địa phương tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm của mình gửi cơ quan chủ quản và gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
3.1.2. Cơ quan kiểm tra ở Trung ương tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm của mình quản lý gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
3.2. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, các Bộ, ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
5.1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan kiểm tra, tổ chức, cá nhân, cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
5.2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, Cơ quan kiểm tra phản ánh kịp thời về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp, đề xuất và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ- | , ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Thẩm quyền ban hành (1)
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ … (2)
Căn cứ … (3)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, gồm các thành viên sau đây:
1. Họ tên và chức vụ: ........................................................................................ Trưởng đoàn
2. Họ tên và chức vụ: ............................................................................................ Thành viên
3. ……………
Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường với:
- Nội dung kiểm tra …
- Đối tượng kiểm tra: hàng hóa ………………………….
- Cơ sở được kiểm tra:
- Chế độ kiểm tra:
- Thời gian kiểm tra từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đoàn kiểm tra, các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | Thủ trưởng cơ quan kiểm tra |
(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;
(2) Ghi tên văn bản kế hoạch kiểm tra được phê duyệt nếu là kiểm tra theo kế hoạch; Nếu là kiểm tra đột xuất không ghi mục này;
(3) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định.
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan ra quyết định kiểm tra | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| , ngày tháng năm |
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Số ………………………….
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thành lập theo Quyết định số …. /QĐ- ngày tháng năm của ………………………………………….. (1) đã tiến hành kiểm tra từ ngày …… ngày ……. năm ............ đến ngày …… tháng ….. năm ………………… tại
............................................................................................................................................
Thành phần đoàn kiểm tra gồm:
1. ……………………….. Chức vụ: Trưởng đoàn
2. ……………………….
3. ................................ Thành viên
Đại diện cơ sở được kiểm tra:
1. ……………………. Chức vụ
2. …………………….
Với sự tham gia của
1 ……………. chức vụ
2. …………….
I. Nội dung – kết quả kiểm tra
II. Nhận xét và kết luận
III. Yêu cầu đối với cơ sở
IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra
Biên bản được lập hành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi … giờ ngày tháng năm tại … đã được các bên thông qua, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản lưu tại đoàn kiểm tra.
Đại diện cơ sở được kiểm tra | Trưởng đoàn kiểm tra |
Thành viên đoàn kiểm tra |
Lưu ý: Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành số biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra.
(1) Chức danh của người ra Quyết định kiểm tra.
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan kiểm tra | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| , ngày tháng năm |
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Số ………………………….
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Hôm nay, ngày ………. tháng ……… năm …………, Tôi …………………………………… Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra tại: ..........................................................................................................................
Đại diện cơ sở được kiểm tra: ...............................................................................................
Người chứng kiến: ................................................................................................................
I. Nội dung – kết quả kiểm tra
II. Nhận xét và kết luận
III. Yêu cầu đối với cơ sở
IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra
Biên bản được lập hành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi … giờ ngày tháng năm tại … ……………………….đã được các bên thông qua, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Kiểm soát viên chất lượng lưu.
Đại diện cơ sở được kiểm tra | Kiểm soát viên chất lượng |
Người chứng kiến |
MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan ra quyết định kiểm tra | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| , ngày tháng năm |
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số ……
1. Tên cơ sở được lấy mẫu:
2. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức danh, đơn vị)
3. Phương pháp lấy mẫu:
4. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)
Mẫu được chia làm 2 đơn vị: 1 đơn vị đưa đi thử nghiệm, 1 đơn vị được lưu tại cơ quan kiểm tra.
(Số lượng của mỗi đơn vị mẫu đảm bảo đủ để thử các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định)
STT | Tên mẫu, ký hiệu | Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn | Đơn vị tính | Lượng mẫu | Ngày sản xuất, số lô (nếu có) | Ghi chú |
5. Tình trạng mẫu:
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠi diện cơ sở được lấy mẫu | Người lấy mẫu |
Trưởng đoàn kiểm tra |
MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MẪU KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB- | , ngày tháng năm |
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MẪU
KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
Kính gửi:
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của (1) ……… tại Quyết định số … ngày …
Ngày … tháng … năm , (1) đã tiến hành kiểm tra chất lượng và nhãn hàng hóa ....................
……………………………….. lưu thông trên thị trường tại …. (2) thuộc …
Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số … và kết quả thử nghiệm mẫu số ……,
……(1) THÔNG BÁO
I. Các mẫu hàng hóa không đạt yêu cầu chất lượng:
STT | Tên mẫu, Ký hiệu | Tên cơ sở và địa chỉ NXS/NK ghi trên nhãn | Ngày sản xuất, số lô (nếu có) | Chỉ tiêu không đạt |
II. Yêu cầu đối với cơ sở được kiểm tra:
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
(1) Cơ quan kiểm tra
(2) Tên cơ sở được kiểm tra
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC- | , ngày tháng năm |
BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Kính gửi:
I. Đặc điểm tình hình lưu thông hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý: (mặt hàng chính thức, ước tính khối lượng hàng hóa và giá trị (nếu có) …
II. Kết quả kiểm tra:
2.1. Các hàng hóa được kiểm tra;
2.2. Số cơ sở được kiểm tra và địa bàn kiểm tra;
2.3. Tình hình chất lượng, nhãn hàng hóa qua kiểm tra;
2.4. Tình hình vi phạm, xử lý và một số vụ điển hình:
- Số vụ vi phạm, xử lý.
- Các hành vi vi phạm.
- Một số vụ điển hình: hàng hóa (số lượng, trị giá), nội dung vi phạm, hình thức và mức xử lý.
2.5. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về chất lượng và nhãn hàng hóa.
III. Nhận xét đánh giá chung:
IV. Kiến nghị:
(Các phụ lục kèm theo báo cáo: …………)
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
MẪU THÔNG BÁO TẠM DỪNG LƯU THÔNG HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB- | , ngày tháng năm |
THÔNG BÁO
TẠM DỪNG LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Kính gửi: (Tên Cơ sở kinh doanh)
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Biên bản kiểm tra ngày … tháng … năm … tại …
Căn cứ Kết quả thử nghiệm mẫu (nếu có)
……(1) THÔNG BÁO
1. Tạm dừng việc … (bán, lưu thông, sử dụng …) hàng hóa (Tên hàng – số lượng) của:
- Tên tổ chức, cá nhân (cơ sở được kiểm tra)
- Địa chỉ:
2. (2) có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất, hoặc nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa trong thời hạn … ngày. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục, nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, báo cáo với cơ quan kiểm tra và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
3. Thông báo này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, đoàn kiểm tra, (2), chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên tổ chức cá nhân (CSKD) có hàng tạm dừng bán.
MẪU BIÊN BẢN NIÊM PHONG HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan kiểm tra | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| , ngày tháng năm |
BIÊN BẢN NIÊM PHONG HÀNG HÓA
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số …
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm
Chúng tôi gồm:
Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra)
- Họ và tên ………… Chức vụ ….. Trưởng đoàn
- Họ và tên ………… Chức vụ ….. thành viên
………………………………………………………
Đại diện cơ sở được kiểm tra
- Họ và tên ………. Chức vụ
Tiến hành niêm phong (tên hàng hóa) …….. số lượng ……….. lưu giữ tại địa chỉ ….
Tình trạng hàng hóa khi niêm phong:
Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra.
Đại diện cơ sở được kiểm tra | Trưởng đoàn kiểm tra |
Thành viên đoàn kiểm tra |
MẪU BIÊN BẢN NIÊM PHONG HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan kiểm tra | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| , ngày tháng năm |
BIÊN BẢN NIÊM PHONG HÀNG HÓA
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số …
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm
Chúng tôi gồm:
- Họ và tên …………………. Kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra ………………….
- Họ và tên ………… Chức vụ …………… đại diện cơ sở được kiểm tra
- Người chứng kiến: ……………………
Tiến hành niêm phong (tên hàng hóa) …….. số lượng ……….. lưu giữ tại địa chỉ ….
Tình trạng hàng hóa khi niêm phong:
Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra.
Đại diện cơ sở được kiểm tra | Kiểm soát viên chất lượng |
Người chứng kiến |
MẪU THÔNG BÁO HÀNG HÓA ĐƯỢC TIẾP TỤC LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… | , ngày tháng năm |
THÔNG BÁO
HÀNG HÓA ĐƯỢC TIẾP TỤC LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Kính gửi: (Tên Cơ sở kinh doanh)
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số ………
Căn cứ kết quả hành động khắc phục đối với hàng hóa ………...
……(1) THÔNG BÁO
1. Tên hàng hóa ……………….. số lượng ……… của:
- Tên tổ chức, cá nhân (cơ sở được kiểm tra)
- Địa chỉ:
Được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
2. Thông báo này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, đoàn kiểm tra, (2), chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên tổ chức cá nhân có hàng hóa được tiếp tục lưu thông.
MẪU THÔNG BÁO HÀNG HÓA KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… | , ngày tháng năm |
THÔNG BÁO HÀNG HÓA KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG
Kính gửi: Các cơ quan thông tin đại chúng
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa tại ……….. ngày ………
(Tên Cơ quan kiểm tra) THÔNG BÁO
- Tên hàng hóa:
- Số lượng:
- Nhãn hiệu ghi trên hàng hóa:
- Tên cơ sở bán hàng và địa chỉ bán hàng hóa:
- Nội dung không đạt chất lượng (Chỉ tiêu chất lượng, ghi nhãn, …)
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
- 1Thông tư 26/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1Thông tư 26/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 2Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 3Nghị định 28/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 4Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 5Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-5:2011/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung magnesi vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-6:2011/BYT về kali iodat được sử dụng để bổ sung iod vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-12:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất bảo quản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất ổn định do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-14:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất tạo phức kim loại do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-15:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất xử lý bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-16:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất độn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 12Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-17:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất khí đẩy do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-18:2011/BYT về phụ gia thực phẩm – chế phẩm tinh bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-19:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - enzym do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 15Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-20:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm bóng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 16Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-21:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm dày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 17Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-22:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất nhũ hóa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 18Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-23:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất tạo bọt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 19Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-1:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 20Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 21Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 22Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-2:2011/BYT về thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 23Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10:2011/BYT về nước đá dùng liền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 24Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-10:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - phẩm màu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 25Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-11:2010/BYT về phụ gia thực phẩm – chất điều chỉnh độ acid do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 26Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất chống oxy hóa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 27Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-7:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - yêu cầu kỹ thuật đối với chất chống tạo bọt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 28Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất ngọt tổng hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 29Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-9:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm rắn chắc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 30Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-1:2010/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung kẽm vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 31Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-2:2010/BYT về acid folic được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 32Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-3:2010/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 33Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-4:2010/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 34Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất điều vị do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 35Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-2:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm ẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 36Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-3:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất tạo xốp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 37Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-4:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất chống đông vón do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 38Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN về thép làm cốt bê tông do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 39Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-1:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 40Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-2:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 41Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-3:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 42Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-4:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 43Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- 44Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-5:2010/BYT về Phụ gia thực phẩm – Chất giữ màu
Thông tư 16/2009/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 16/2009/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/06/2009
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Trần Quốc Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 301 đến số 302
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra