- 1Nghị định 125/2005/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thủy nội địa
- 2Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 34/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 33/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hàng hóa đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 35/2004/QĐ-BGTVT về điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa
- 7Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 8Nghị định 51/2005/NĐ-CP về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
- 9Quyết định 32/2004/QĐ-BGTVT về tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 25/2004/QĐ-BGTVT về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Quyết định 28/2004/QĐ-BGTVT Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Quyết định 30/2004/QĐ-BGTVT Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Nghị định 156/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và Nghị định 44/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- 14Thông tư 32/2009/TT-BGTVT quy định chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15Thông tư 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 16Thông tư 34/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 17Thông tư 37/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 18Thông tư 20/2011/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 19Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 20Thông tư 34/2011/TT-BGTVT sửa đổi của Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 25/2004/QĐ-BGTVT và tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 2687/2000/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 21Thông tư 21/2011/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ban hành
- 22Nghị định 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 23Thông tư 09/2012/TT-BGTVT sửa đổi Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa kèm theo Quyết định 28/2004/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 24Thông tư 35/2012/TT-BGTVT quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 25Thông tư 36/2012/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 26Thông tư 16/2013/TT-BGTVT Quy định quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 27Thông tư 17/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 28Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa
- 29Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 30Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 31Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 32Thông tư 75/2014/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 33Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 34Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 35Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 36Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 37Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 38Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 39Thông tư 59/2015/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 40Thông tư 83/2015/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 41Nghị định 54/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 42Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
- 43Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 44Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 45Thông tư 04/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 47/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa
- 46Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 47Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 48Thông tư 49/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 35/2012/TT-BGTVT quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét - địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 49Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa
- 50Thông tư 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi mốt số điều của các Thông tư quy định vận tải đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 51Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 52Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa
- 53Thông tư 10/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 54Thông tư 18/2021/TT-BGTVT quy định về tổ chức và
- 55Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 56Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 57Thông tư 24/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 58Thông tư 33/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 59Thông tư 16/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 60Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam và Thông tư 24/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 61Nghị định 06/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 62Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa
- 1Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 4Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2004/QH11 | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2004 |
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 23/2004/QH11 NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;:Luật này quy định về giao thông đường thuỷ nội địa.
Luật này quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
3. Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa.
4. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
5. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
6. Thanh thải là việc loại bỏ các vật chướng ngại trên đường thuỷ nội địa.
7. Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
8. Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
9. Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thuỷ nội địa.
10. Hoán cải phương tiện là việc thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của phương tiện.
11. Phương tiện đi đối hướng nhau là hai phương tiện đi ngược hướng nhau mà từ phương tiện của mình nhìn thấy mũi phương tiện kia thẳng trước mũi phương tiện của mình.
12. Đoàn lai là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn.
13. Đoàn lai hỗn hợp là đoàn lai được ghép thành đội hình có ít nhất hai trong ba phương thức lai kéo, lai đẩy, lai áp mạn.
14. Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng hoá, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoang két, lương thực, thực phẩm, hành khách và hành lý, thuyền viên và tư trang của họ.
15. Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi.
16. Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động.
17. Mạn được gió của thuyền là mạn có hướng gió thổi vào cánh buồm chính.
18. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.
19. Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.
20. Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè.
21. Hoa tiêu đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là hoa tiêu) là người tư vấn, giúp thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn.
22. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện để vận tải người, hàng hóa trên đường thuỷ nội địa.
23. Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải.
24. Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người kinh doanh vận tải.
25. Người nhận hàng là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận chuyển.
26. Hành lý là vật dùng, hàng hoá của hành khách mang theo trong cùng chuyến đi, bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.
27. Bao gửi là hàng hoá gửi theo bất kỳ phương tiện chở khách nào mà người gửi không đi cùng trên phương tiện đó.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa
1. Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
3. Phát triển giao thông đường thuỷ nội địa phải theo quy hoạch, kế hoạch và đồng bộ.
4. Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thuỷ nội địa so với các loại hình giao thông khác.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thuỷ nội địa để phát triển giao thông đường thuỷ nội địa bền vững.
Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa
1. Tổ chức liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho nhân dân và cán bộ, công chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình.
2. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa trong các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng vùng lãnh thổ.
Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi có tai nạn trên đường thuỷ nội địa
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời cứu người, phương tiện, tài sản bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; báo cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi nhận được tin báo phải cử ngay người đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn, được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt; trường hợp tai nạn, sự cố gây tác hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Cơ quan công an hoặc cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tin xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải kịp thời tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm giúp đỡ người bị nạn; trường hợp tai nạn gây chết người, sau khi cơ quan điều tra có thẩm quyền đồng ý cho chôn cất mà nạn nhân không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì tiến hành chôn cất nạn nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Các hành vi bị cấm
1. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.
4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại
6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.
11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
Chương 2:
QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm đường thuỷ nội địa; cảng, bến thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác.
2. Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Đường thuỷ nội địa được chia thành các cấp kỹ thuật.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được phân cấp như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa quốc gia;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa chuyên dùng được giao.
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều này phải bố trí lực lượng quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa).
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thuỷ nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thuỷ nội địa.
Điều 10. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa
1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lưu vực sông, các quy hoạch khác có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Các ngành khi lập quy hoạch, dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa, trừ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa của địa phương trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.
5. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm công bố quy hoạch và quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
Điều 11. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa
Việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy hoạch, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông và tuân theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đê điều và phòng, chống lụt, bão.
Điều 12. Báo hiệu đường thuỷ nội địa
1. Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
2. Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
3. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
4. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
Điều 13. Cảng, bến thuỷ nội địa
1. Cảng thuỷ nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng thuỷ nội địa bao gồm cảng công cộng và cảng chuyên dùng.
Bến thuỷ nội địa là vị trí độc lập được gia cố để phương tiện neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách. Bến thuỷ nội địa bao gồm bến công cộng và bến chuyên dùng.
Cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng là cảng, bến thuỷ nội địa của một hoặc một số tổ chức kinh tế chỉ dùng để xếp, dỡ hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện cho chính tổ chức đó.
2. Việc xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa phải phù hợp với quy hoạch và bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
4. Cảng thuỷ nội địa được phân thành các cấp kỹ thuật. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của cảng thuỷ nội địa, tiêu chuẩn của bến thuỷ nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn cảng, bến thuỷ nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cảng cá, bến cá.
Điều 14. Nội dung và phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa
1. Bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa là hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình thuộc kết cấu hạ tầng, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình.
2. Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa địa bao gồm công trình và hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạm vi bảo vệ luồng bao gồm luồng, hành lang bảo vệ luồng và phần trên không, phần đất liên quan đến an toàn của luồng và an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
2. Mọi vật chướng ngại trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định tại
a) Khi lập dự án xây dựng công trình, khai thác khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa;
b) Khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt hoặc công trình khác qua luồng phải bảo đảm chiều cao, chiều rộng khoang thông thuyền, độ sâu an toàn của đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật tuyến đường thuỷ nội địa được xác định trong quy hoạch đã công bố;
c) Trước khi thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản phải có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa chấp thuận bằng văn bản;
d) Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do xây dựng công trình, khai thác khoáng sản gây ra và được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được bảo đảm như trước khi thi công công trình, khai thác khoáng sản; bàn giao hồ sơ công trình liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;
đ) Bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản gây ra.
Điều 16. Hành lang bảo vệ luồng
1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc họp chợ, làng chài, làng nghề và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm giao thông đường thuỷ nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.
Điều 17. Bảo vệ kè, đập giao thông
1. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;
b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.
2. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.
3. Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;
b) Neo, buộc phương tiện;
c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.
Điều 18. Bảo vệ các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Đối với cảng, bến thuỷ nội địa, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác, phạm vi bảo vệ bao gồm vùng đất, vùng nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc.
3. Trong phạm vi bảo vệ các công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Neo, buộc phương tiện, súc vật vào phao, cột báo hiệu, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc;
b) Làm hư hỏng, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu;
c) Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.
Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa
1. Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bị hư hỏng hoặc bị xâm hại phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Điều 20. Thanh thải vật chướng ngại
1. Vật chướng ngại trái phép trên luồng, hành lang bảo vệ luồng phải được thanh thải để bảo đảm an toàn giao thông.
Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa quy định; nếu không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí.
3. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại tự nhiên hoặc vật chướng ngại không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra.
Điều 21. Hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa công bố cụ thể thời gian, vị trí và mức độ hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong các trường hợp sau đây:
a) Có vật chướng ngại đột xuất gây cản trở giao thông trên luồng;
b) Phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về thi công công trình, hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thuỷ nội địa.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thẩm quyền công bố và các biện pháp bảo đảm giao thông trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 22. Quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
Nội dung quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:
2. Sửa chữa, bảo trì định kỳ hoặc đột xuất luồng, báo hiệu, thiết bị, công trình phục vụ trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa, phương tiện dùng để quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; thanh thải vật chướng ngại; phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.
Điều 23. Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa.
Điều 24. Điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại các
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.
2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.
Điều 25. Đăng ký phương tiện
1. Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
2. Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
4. Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện bị mất tích;
b) Phương tiện bị phá huỷ;
c) Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
d) Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký phương tiện, trừ các phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định và tổ chức đăng ký phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
7. Miễn đăng ký đối với phương tiện quy định tại
8. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký.
Điều 26. Đăng kiểm phương tiện
1. Phương tiện quy định tại
a) Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
b) Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.
2. Cơ quan đăng kiểm khi thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện phải tuân theo hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi cả nước, trừ các phương tiện quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; quy định và tổ chức việc đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
Điều 27. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
2. Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuộc diện đăng kiểm phải tuân theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được cơ quan đăng kiểm duyệt. Trong quá trình thi công phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Điều 28. Nhập khẩu phương tiện
Phương tiện nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; việc nhập khẩu phương tiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương 4
THUYỀN VIÊN VÀ NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN
Điều 29. Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
Điều 30. Bằng, chứng chỉ chuyên môn
1. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
2. Chứng chỉ chuyên môn bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
3. Bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Đào tạo, cấp bằng và chứng chỉ chuyên môn
2. Việc đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện phải thực hiện đúng nội dung, chương trình quy định cho từng hạng bằng, loại chứng chỉ chuyên môn.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; quy chế tuyển sinh; nội dung, chương trình đào tạo; các loại chứng chỉ chuyên môn; quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thủy sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; quy chế tuyển sinh; nội dung, chương trình đào tạo; quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
Điều 32. Điều kiện dự thi nâng hạng bằng thuyền trưởng, máy trưởng
1. Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba, có thời gian làm việc theo chức danh bằng hạng ba ít nhất 24 tháng hoặc có thời gian làm việc theo chức danh đào tạo ít nhất 12 tháng đối với người tốt nghiệp chương trình trung học chuyên ngành được dự thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì.
2. Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì và có thời gian làm việc theo chức danh bằng hạng nhì ít nhất 36 tháng được dự thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất.
Điều 33. Đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng
1. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Tàu khách có sức chở trên 100 người;
b) Phà có trọng tải toàn phần trên 150 tấn;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn;
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc loại quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này có tổng công suất máy chính trên 400 mã lực.
2. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Tàu khách có sức chở từ trên 50 người đến 100 người;
b) Phà có trọng tải toàn phần từ trên 50 tấn đến 150 tấn;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ trên 150 tấn đến 500 tấn;
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1000 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc loại quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có tổng công suất máy chính từ trên 150 mã lực đến 400 mã lực.
3. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Tàu khách có sức chở từ trên 12 người đến 50 người;
b) Phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ trên 15 tấn đến 150 tấn;
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc loại quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này có tổng công suất máy chính từ trên 15 mã lực đến 150 mã lực.
4. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.
5. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng.
Điều 34. Đảm nhiệm chức danh máy trưởng
1. Thuyền viên có bằng máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện có tổng công suất máy chính trên 400 mã lực.
2. Thuyền viên có bằng máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện có tổng công suất máy chính từ trên 150 mã lực đến 400 mã lực.
3. Thuyền viên có bằng máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện có tổng công suất máy chính từ trên 15 mã lực đến 150 mã lực.
4. Thuyền viên có bằng máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.
5. Thuyền viên có bằng máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng.
Điều 35. Điều kiện của người lái phương tiện
1. Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải có các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế và biết bơi;
c) Có chứng chỉ lái phương tiện.
2. Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải tuân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đào tạo, cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho người lái phương tiện.
QUY TẮC GIAO THÔNG VÀ TÍN HIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN
Điều 36. Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật này.
2. Thuyền trưởng tàu biển khi điều khiển tàu biển hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
4. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
Điều 37. Hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế và nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp
1. Khi hành trình trong điều kiện có sương mù, mưa to hoặc vì lý do khác mà tầm nhìn bị hạn chế, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện đồng thời phát âm hiệu theo quy định tại
2. Khi phương tiện đi vào nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện, phát tín hiệu nhiều lần theo quy định tại
Điều 38. Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
1. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:
a) Phương tiện chữa cháy;
b) Phương tiện cứu nạn;
c) Phương tiện hộ đê;
d) Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
2. Phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện không quy định tại khoản 1 Điều này khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phải giảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.
Điều 39. Phương tiện tránh nhau khi đi đối hướng nhau
1. Khi hai phương tiện đi đối hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện đi ngược nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi xuôi nước. Trường hợp nước đứng, phương tiện nào phát tín hiệu xin đường trước thì phương tiện kia phải tránh và nhường đường;
b) Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ, phương tiện có động cơ công suất nhỏ hơn phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ công suất lớn hơn, phương tiện đi một mình phải tránh và nhường đường cho đoàn lai;
c) Mọi phương tiện phải tránh bè và tránh phương tiện có tín hiệu mất chủ động, phương tiện bị nạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng.
2. Khi tránh nhau, phương tiện được nhường đường phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại
Điều 40. Phương tiện tránh nhau khi đi cắt hướng nhau
Khi hai phương tiện đi cắt hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
1. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ;
2. Mọi phương tiện phải tránh bè;
3. Phương tiện có động cơ nào nhìn thấy phương tiện có động cơ khác bên mạn phải của mình thì phải tránh và nhường đường cho phương tiện đó.
Điều 41. Thuyền buồm tránh nhau
1. Phương tiện khi di chuyển bằng buồm tránh nhau theo nguyên tắc sau đây:
a) Thuyền đi thuận gió tránh thuyền đi ngược gió;
b) Thuyền được gió mạn trái tránh thuyền được gió mạn phải;
c) Thuyền đi trên gió tránh thuyền đi dưới gió.
2. Phương tiện thô sơ khác phải tránh thuyền buồm.
Điều 42. Phương tiện vượt nhau
1. Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc
c) Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.
2. Phương tiện xin vượt không được vượt trong các trường hợp sau đây:
a) Nơi có báo hiệu cấm vượt;
b) Phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại;
c) Nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp hoặc có báo hiệu chiều rộng luồng hạn chế;
d) Khi đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống, âu tàu, khu vực điều tiết giao thông;
đ) Trường hợp khác không bảo đảm an toàn.
Điều 43. Phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống
1. Trước khi đưa phương tiện đi qua khoang thông thuyền, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Nắm vững các thông số chiều rộng, chiều cao của khoang thông thuyền, tình trạng luồng và dòng chảy;
b) Kiểm tra hệ thống lái, neo, đệm chống va, sào chống;
c) Trường hợp là đoàn lai, phải lập phương án lắp ghép đội hình phù hợp với chiều rộng và chiều cao của khoang thông thuyền, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thuyền viên.
2. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện qua khoang thông thuyền khi xét thấy đủ điều kiện an toàn; trường hợp cần thiết, phải xin chỉ dẫn của bộ phận điều tiết giao thông hoặc đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải điều khiển phương tiện đi đúng khoang có báo hiệu thông thuyền; đối với những khoang thông thuyền có phao dẫn luồng, phải điều khiển phương tiện đi trong giới hạn của hai hàng phao.
4. Nơi khoang thông thuyền có dòng nước xoáy hoặc chảy xiết, nếu thấy không an toàn, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải tìm biện pháp để đưa phương tiện qua khoang thông thuyền an toàn; trường hợp phải chờ qua khoang thông thuyền, phương tiện phải được neo buộc chắc chắn tại vị trí an toàn và bố trí người trực trên phương tiện.
5. Những nơi có điều tiết giao thông, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành hiệu lệnh của người điều tiết giao thông.
1. Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thuỷ nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện.
Phương tiện neo đậu ở phía bờ phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua.
2. Trong trường hợp cần neo đậu phương tiện ở ngoài phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa để hành khách lên xuống hoặc xếp, dỡ hàng hoá phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa. Phương tiện khác chỉ được cập mạn để đón trả hành khách, chuyển tải hàng hoá khi phương tiện này đã neo đậu xong.
3. Trước khi rời cảng, bến thuỷ nội địa hoặc vị trí neo đậu, phương tiện phải phát âm hiệu, nếu thấy bảo đảm an toàn mới được nhổ neo.
4. Phương tiện không được neo đậu ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trình khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu.
Mục 2: TÍN HIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 45. Tín hiệu của phương tiện
1. Tín hiệu của phương tiện dùng để thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện, bao gồm:
a) Âm hiệu là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác;
b) Đèn hiệu là tín hiệu ánh sáng được sử dụng từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc hoặc trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế;
c) Dấu hiệu là những vật thể có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định;
d) Cờ hiệu là loại cờ có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định.
1. Khi cần đổi hướng đi, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải phát âm hiệu điều động phương tiện mà mình đang điều khiển như sau:
a) Một tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;
b) Hai tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;
c) Ba tiếng ngắn là tín hiệu chạy lùi.
2. Ngoài những âm hiệu quy định tại khoản 1 Điều này, phương tiện có thể đồng thời phát đèn hiệu như sau:
a) Một chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;
b) Hai chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;
c) Ba chớp đèn là tín hiệu chạy lùi.
Thuyền trưởng, người lái phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện mà mình đang điều khiển bằng âm hiệu như sau:
1. Bốn tiếng ngắn là tín hiệu gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ;
3. Một tiếng dài là tín hiệu xin đường, các phương tiện khác chú ý;
4. Hai tiếng dài là tín hiệu dừng lại;
5. Ba tiếng dài là tín hiệu sắp cập bến, rời bến, chào nhau;
6. Bốn tiếng dài là tín hiệu xin mở cầu, cống, âu tàu;
7. Ba tiếng ngắn, ba tiếng dài, ba tiếng ngắn là tín hiệu có người trên phương tiện bị ngã xuống nước;
8. Một tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng;
9. Hai tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện mất chủ động.
Điều 48. Âm hiệu khi tầm nhìn bị hạn chế
Khi có sương mù, mưa to hoặc vì lý do khác mà tầm nhìn bị hạn chế, phương tiện phải phát âm hiệu như sau:
1. Cách hai phút phát một tiếng dài là tín hiệu phương tiện đi chậm hay đã dừng máy nhưng còn di chuyển theo quán tính;
2. Cách hai phút phát hai tiếng dài là tín hiệu phương tiện đã dừng lại.
Điều 49. Phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu
Các phương tiện được chia ra 6 loại để bố trí tín hiệu như sau:
1. Loại A là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên;
2. Loại B là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực;
3. Loại C là loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên;
4. Loại D là loại phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn;
5. Loại E là loại bè có chiều dài trên 25 mét, chiều rộng trên 5 mét;
6. Loại F là loại bè có chiều dài đến 25 mét, chiều rộng đến 5 mét.
Điều 50. Đèn hiệu trên phương tiện hành trình một mình
1. Đối với phương tiện loại A:
a) Trên cột đèn thắp một đèn trắng mũi ở độ cao ít nhất 3 mét so với mặt nước; thắp hai đèn mạn ngang nhau, thấp hơn ít nhất 1/4 chiều cao đèn trắng mũi, đèn xanh đặt bên phải, đèn đỏ đặt bên trái; thắp một đèn trắng lái thấp hơn đèn trắng mũi;
b) Phương tiện có tốc độ thiết kế từ 30 km/giờ trở lên và có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên, ngoài các đèn hiệu quy định tại điểm a khoản này, trên cột đèn thắp một đèn vàng nhấp nháy liên tục cao hơn đèn trắng mũi 0,5 mét;
c) Phương tiện có tốc độ thiết kế từ 30km/giờ trở lên và có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét, trên cột đèn thắp một đèn vàng nhấp nháy liên tục;
d) Phương tiện có tốc độ thiết kế dưới 30km/giờ và có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét, trên cột đèn thắp đèn hiệu như đối với phương tiện loại B quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với phương tiện loại B, trên cột đèn thắp một đèn nửa xanh nửa đỏ ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước.
3. Đối với phương tiện loại C, thắp hai đèn mạn, đèn xanh đặt bên phải, đèn đỏ đặt bên trái; thắp một đèn trắng lái.
4. Đối với phương tiện loại D, thắp một đèn trắng đặt ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước.
5. Đối với phương tiện loại E, thắp một đèn đỏ đặt giữa bè; thắp hai đèn trắng đặt trên trục dọc giữa bè, một đèn ở đầu bè, một đèn ở cuối bè; nếu bè có chiều rộng trên 15 mét thì thay các đèn trắng ở trục dọc bằng bốn đèn trắng ở bốn góc bè, các đèn này đặt cao hơn mặt nước ít nhất 1,5 mét.
6. Đối với phương tiện loại F, thắp một đèn đỏ đặt giữa bè cao hơn mặt nước ít nhất 1,5 mét.
Điều 51. Tín hiệu trên đoàn lai kéo
1. Đối với phương tiện kéo loại A:
a) Ban đêm, ngoài những đèn hiệu quy định tại
b) Ban ngày, trên cột đèn mỗi đèn trắng mũi thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện kéo loại B:
a) Ban đêm, ngoài đèn nửa xanh nửa đỏ, khi đang lai, trên cột đèn thắp thêm một đèn trắng cao hơn đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5 mét;
b) Ban ngày, trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
3. Đối với phương tiện bị kéo:
a) Các phương tiện loại A và C chỉ thắp đèn mạn cho phương tiện đi đầu; trường hợp phương tiện được ghép thành nhiều hàng thì phương tiện ở ngoài cùng phải thắp đèn mạn tương ứng, phương tiện bị kéo cuối cùng phải thắp đèn trắng lái;
b) Các phương tiện loại B, D, E và F được thắp đèn hiệu tương ứng theo quy định tại
c) Trường hợp chỉ kéo theo một phương tiện mà trên phương tiện đó không có người và từ đuôi phương tiện bị kéo đến đuôi của phương tiện kéo không quá 6 mét thì phương tiện bị kéo không phải thắp đèn.
Điều 52. Tín hiệu trên đoàn lai áp mạn
1. Đối với phương tiện lai loại A:
a) Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại
b) Ban ngày, trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện lai loại B, áp dụng tín hiệu theo quy định tại
3. Đối với phương tiện bị lai:
a) Các phương tiện loại A và C, thắp đèn mạn và đèn trắng lái;
b) Các phương tiện loại B, D và F, phương tiện ngoài cùng thắp đèn hiệu tương ứng theo quy định tại
c) Phương tiện loại E, thắp một đèn đỏ đặt ở giữa bè, thắp hai đèn trắng đặt ở hai góc ngoài; các đèn hiệu phải đặt cao hơn mặt nước ít nhất 1,5 mét.
Điều 53. Tín hiệu trên đoàn lai đẩy
1. Đối với phương tiện đẩy loại A:
a) Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại
b) Ban ngày, trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình tam giác đều màu đen, đỉnh hướng lên trên, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện đẩy loại B:
a) Ban đêm, ngoài đèn hiệu quy định tại
b) Ban ngày, trên cột đèn treo một dấu hiệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Đối với phương tiện bị đẩy:
a) Các phương tiện loại A và C, thắp đèn mạn cho phương tiện đi hàng đầu; trường hợp phương tiện được ghép thành nhiều hàng thì chỉ thắp đèn mạn tương ứng cho phương tiện ngoài cùng;
b) Các phương tiện loại B và D, thắp đèn hiệu tương ứng cho phương tiện đi hàng đầu theo quy định tại
Điều 54. Tín hiệu trên đoàn lai hỗn hợp
1. Đối với phương tiện lai có thuyền trưởng chỉ huy đoàn lai:
a) Phương tiện loại A, ban đêm ngoài đèn hiệu quy định tại
b) Phương tiện loại B, ban đêm ngoài đèn hiệu quy định tại
2. Đối với phương tiện lai hỗ trợ, ban đêm trên cột đèn thắp đèn hiệu tương ứng theo quy định tại
3. Đối với phương tiện bị lai thì áp dụng tín hiệu tương ứng quy định tại
Điều 55. Tín hiệu trên phương tiện mất chủ động
Khi phương tiện không còn hoạt động theo sự điều khiển của thuyền trưởng, người lái phương tiện thì phải phát âm hiệu theo quy định tại
2. Ban ngày, ở vị trí cao nhất của phương tiện treo một dấu hiệu gồm hai hình thoi góc vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
Điều 56. Tín hiệu trên phương tiện neo
1. Ban đêm, phương tiện có chiều dài lớn nhất từ 45 mét trở xuống thắp ở phía mũi một đèn trắng đặt cao hơn mặt nước ít nhất 3 mét; phương tiện có chiều dài lớn nhất trên 45 mét thắp thêm ở phía lái một đèn trắng và đặt thấp hơn đèn trắng ở phía mũi 1 mét.
Tại nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, phương tiện neo thắp thêm một đèn trắng đặt tại vị trí gần tim luồng nhất của phương tiện.
Các bè neo ở ngoài cảng, bến thuỷ nội địa thắp một đèn đỏ đặt ở giữa bè và hai đèn trắng đặt ở hai góc bè phía luồng.
2. Ban ngày, ở phía mũi treo một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen, đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
Điều 57. Tín hiệu trên phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng
1. Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng mà một bên luồng còn lưu thông được:
a) Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn đỏ, một đèn xanh, đèn đỏ cao hơn đèn xanh 1 mét; phía luồng còn lưu thông được thắp một đèn trắng đặt cao hơn mặt nước 2 mét;
b) Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn chặn hết luồng:
a) Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp hai đèn đỏ cách nhau 1 mét;
b) Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế;
3. Tại khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp mà tầm nhìn bị hạn chế thì ngoài tín hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên phương tiện còn phải có người cảnh giới và phát âm hiệu theo quy định tại
Điều 58. Tín hiệu trên phương tiện có động cơ chở khách
1. Ban đêm, ngoài đèn hiệu quy định tại
2. Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo một cờ vàng đuôi nheo.
Điều 59. Tín hiệu trên phương tiện chở hàng nguy hiểm
1. Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại
2. Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ B".
1. Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại
2. Ban ngày, phương tiện có chiều dài lớn nhất từ 20 mét trở lên, trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình tam giác đều màu trắng, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế đối đỉnh nhau; phương tiện có chiều dài lớn nhất dưới 20 mét, trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu trắng, đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
Điều 61. Tín hiệu trên phương tiện có người ngã xuống nước
1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn xanh giữa hai đèn đỏ, các đèn đặt cách nhau 1 mét, đèn đỏ dưới cao hơn mặt nước 2 mét, đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ O", đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại
Điều 62. Tín hiệu trên phương tiện yêu cầu cảnh sát, thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa hỗ trợ
1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn xanh trên một đèn đỏ, đặt cách nhau 1 mét.
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ xanh.
Điều 63. Tín hiệu trên phương tiện có người, súc vật bị dịch bệnh
1. Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn vàng.
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ Q" phía trên cờ hiệu "Cờ chữ L".
Điều 64. Tín hiệu trên phương tiện bị nạn yêu cầu cấp cứu
1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn đỏ nhấp nháy liên tục, đồng thời phát liên tiếp những tiếng còi ngắn hoặc đánh liên hồi chuông, kẻng.
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ N" phía trên cờ hiệu "Cờ chữ C" và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 65. Tín hiệu báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông
Cảnh sát giao thông đường thuỷ bố trí tín hiệu báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông như sau:
1. Tại trạm kiểm soát giao thông, ở vị trí cao, dễ quan sát nhất:
a) Ban đêm, thắp một đèn xanh trên một đèn trắng, đặt cách nhau 0,6 mét trên cùng một cột dọc;
b) Ban ngày, treo cờ hiệu "Cờ chữ K";
2. Trên phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông:
a) Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại
b) Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ K".
Điều 66. Tín hiệu gọi phương tiện để kiểm soát giao thông
Ngoài tín hiệu quy định tại
1. Ban đêm, hướng đèn hiệu về phía phương tiện cần kiểm soát, phát một chớp sáng dài, một chớp sáng ngắn, một chớp sáng dài, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
2. Ban ngày, hướng cờ hiệu "Cờ chữ K" về phía phương tiện cần kiểm soát, phất ba lần theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
3. Phương tiện nhận được tín hiệu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này phải chấp hành việc kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Điều 67. Tín hiệu trên phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
Ngoài đèn hiệu quy định tại
1. Còi ưu tiên có âm hiệu đặc biệt;
2. Đèn hiệu quay nhanh liên tục đặt trên cột đèn với màu sắc như sau:
a) Màu xanh đối với phương tiện chữa cháy, phương tiện của công an làm nhiệm vụ khẩn cấp, hộ tống hoặc dẫn đường;
b) Màu đỏ đối với phương tiện cứu nạn, phương tiện hộ đê, phương tiện của quân đội làm nhiệm vụ khẩn cấp;
3. Cờ hiệu:
a) Cờ trắng chữ thập đỏ đối với phương tiện cứu nạn;
b) Cờ đỏ đuôi nheo có quân hiệu đối với phương tiện của quân đội;
c) Cờ xanh lá cây đuôi nheo có công an hiệu đối với phương tiện của công an;
d) Cờ đỏ đuôi nheo đối với phương tiện chữa cháy hoặc hộ đê.
Điều 68. Tín hiệu trên phương tiện đưa đón hoa tiêu
1. Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ H".
HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA, CẢNG VỤ VÀ HOA TIÊU ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 69. Quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa
1. Cảng, bến thuỷ nội địa chỉ được hoạt động khi bảo đảm các tiêu chuẩn quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Chủ đầu tư cảng, bến thuỷ nội địa trực tiếp khai thác hoặc cho thuê khai thác cảng, bến thuỷ nội địa.
3. Kinh doanh xếp, dỡ hàng hoá, phục vụ hành khách tại cảng, bến thuỷ nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động và phân cấp quản lý đối với cảng, bến thuỷ nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định về quản lý hoạt động đối với cảng, bến thuỷ nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cảng cá, bến cá.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý hoạt động của bến khách ngang sông và các cảng, bến thuỷ nội địa được phân cấp cho địa phương quản lý.
Điều 70. Hoạt động của phương tiện, tàu biển tại cảng, bến thuỷ nội địa
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, tàu biển vào những cảng, bến thuỷ nội địa được phép hoạt động; khi ra, vào, neo đậu tại cảng, bến thuỷ nội địa phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Thuyền viên, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển hoạt động trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa phải chấp hành các quy định pháp luật và nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa đó.
Điều 71. Cảng vụ đường thuỷ nội địa
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tổ chức, hoạt động và phạm vi hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa.
Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thuỷ nội địa
1. Quy định nơi neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa.
4. Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa.
5. Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa; khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời.
6. Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến thuỷ nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình.
7. Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển bị nạn trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa.
8. Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa để tham gia cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa.
9. Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn.
10. Xử phạt vi phạm hành chính; lưu giữ phương tiện; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
11. Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng, bến thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển nước ngoài.
Điều 73. Hoa tiêu đường thuỷ nội địa
1. Phương tiện, tàu biển nước ngoài khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc. Phương tiện, tàu biển Việt Nam khi cần có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường.
2. Việc sử dụng hoa tiêu không làm miễn, giảm trách nhiệm chỉ huy của thuyền trưởng, kể cả trong trường hợp việc sử dụng hoa tiêu là bắt buộc.
Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, hoạt động hoa tiêu; tiêu chuẩn và chứng chỉ chuyên môn của hoa tiêu.
Điều 74. Nhiệm vụ của hoa tiêu
1. Trong thời gian dẫn phương tiện, tàu biển, hoa tiêu thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng. Nhiệm vụ của hoa tiêu chỉ được coi là kết thúc sau khi phương tiện, tàu biển đã thả neo, cập cầu cảng hoặc đã đến vị trí thoả thuận một cách an toàn. Hoa tiêu không được phép rời phương tiện, tàu biển nếu chưa được sự đồng ý của thuyền trưởng.
2. Hoa tiêu có nghĩa vụ chỉ dẫn cho thuyền trưởng về tình trạng luồng ở khu vực dẫn phương tiện, tàu biển; kiến nghị với thuyền trưởng về các hành vi không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật.
Khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện các chỉ dẫn hoặc khuyến nghị hợp lý của hoa tiêu thì hoa tiêu có quyền từ chối dẫn phương tiện, tàu biển với sự làm chứng của người thứ ba.
3. Hoa tiêu có nghĩa vụ thông báo cho Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa về những thay đổi của luồng đã phát hiện trong khi dẫn phương tiện, tàu biển.
Điều 75. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong thời gian thuê hoa tiêu
1. Thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho hoa tiêu về tính năng và đặc điểm của phương tiện, tàu biển; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu khi lên hoặc rời phương tiện, tàu biển; cung cấp cho hoa tiêu các điều kiện làm việc và sinh hoạt trong thời gian hoa tiêu ở trên phương tiện, tàu biển.
2. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, nếu hoa tiêu không thể rời phương tiện, tàu biển tại ví trí đã thoả thuận thì thuyền trưởng phải tìm biện pháp để hoa tiêu rời phương tiện, tàu biển và chịu chi phí để hoa tiêu trở về nơi đã tiếp nhận hoa tiêu.
3. Thuyền trưởng có trách nhiệm trả phí hoa tiêu theo quy định của pháp luật.
Điều 76. Trách nhiệm của chủ phương tiện và hoa tiêu khi có tổn thất
Khi xảy ra tổn thất do lỗi của hoa tiêu gây ra, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất như đối với tổn thất do lỗi của thuyền viên gây ra; hoa tiêu được miễn bồi thường thiệt hại vật chất nhưng phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương 7:
VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 77. Hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa
1. Vận tải đường thuỷ nội địa gồm vận tải người, vận tải hàng hoá.
2. Kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa là kinh doanh có điều kiện.
3. Người vận tải đường thuỷ nội địa chỉ được đưa phương tiện vào khai thác đúng với công dụng và vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
4. Khi vận tải, hàng hoá phải được sắp xếp gọn gàng, chắc chắn, bảo đảm ổn định phương tiện, không che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, không ảnh hưởng đến hoạt động của thuyền viên khi làm nhiệm vụ, không gây cản trở đến hoạt động của các hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác; không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.
5. Người kinh doanh vận tải hàng hoá dễ cháy, dễ nổ trên đường thuỷ nội địa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với người thứ ba; người kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu do Chính phủ quy định.
6. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa ngoài việc thực hiện các quy định về vận tải của Luật này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 78. Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
1. Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức sau đây:
a) Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;
b) Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;
c) Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:
a) Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;
b) Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;
b) Xếp hàng hoá, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;
c) Không chở hàng hoá dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;
d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
Điều 79. Vận tải hành khách ngang sông
1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại
a) Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;
b) Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;
c) Chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn;
d) Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy định.
3. Hành khách phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.
Điều 80. Vận tải bằng phương tiện nhỏ
Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực, phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người, khi chở người phải có đủ chỗ ngồi ổn định, an toàn và có đủ dụng cụ cứu sinh tương ứng với số người trên phương tiện; khi chở hàng hoá không được chở quá trọng tải quy định, không được xếp hàng hoá che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện, không gây mất ổn định và không làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện.
Điều 81. Hợp đồng vận tải hành khách, vé hành khách
1. Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải về vận tải hành khách, hành lý từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Hợp đồng vận tải hành khách được lập thành văn bản hoặc theo hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ tên, số đăng ký của phương tiện; tên cảng, bến nơi đi; tên cảng, bến nơi đến; ngày, giờ phương tiện rời cảng, bến và giá vé.
3. Việc miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn trả vé hành khách thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền:
a) Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận tải hành khách, cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến đối với những hành khách đã có vé nhưng có hành vi không chấp hành các quy định của người kinh doanh vận tải, làm mất trật tự công cộng gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ:
a) Giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải;
b) Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thoả thuận theo hợp đồng; bảo đảm an toàn và đúng thời hạn;
c) Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng;
d) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết;
đ) Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thoả thuận hoặc khi có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra.
Điều 83. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua;
b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;
c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;
b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;
c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;
d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.
Điều 84. Hành lý ký gửi, bao gửi
2. Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng hoá, trong đó kê khai tên hàng hoá, số lượng, khối lượng, tên và địa chỉ người gửi, tên và địa chỉ người nhận. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm kiểm tra bao gửi theo tờ khai gửi hàng hoá và xác nhận vào tờ khai gửi hàng hoá. Tờ khai gửi hàng hoá được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm gửi giấy báo nhận bao gửi cho người nhận bao gửi.
3. Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận hành lý phải xuất trình vé hành khách và chứng từ thu cước phí vận tải hành lý ký gửi.
4. Người nhận bao gửi phải xuất trình giấy báo nhận bao gửi, tờ khai gửi hàng hoá, chứng từ thu cước phí vận tải và giấy tờ tuỳ thân.
5. Người kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hành lý ký gửi, bao gửi theo quy định của pháp luật.
Điều 85. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách
1. Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bảo hiểm cho hành khách khi có sự cố rủi ro; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm.
2. Việc trả tiền bảo hiểm cho hành khách được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 86. Hợp đồng vận tải hàng hoá, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển
1. Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
2. Giấy gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng; tên và địa chỉ của người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá.
3. Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.
Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền.
Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thoả thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải về tình trạng hàng hoá nhận vận tải.
Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá
1. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có quyền:
a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;
b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng;
c) Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết;
đ) Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.
2. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:
a) Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng;
b) Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng;
c) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện;
d) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại
Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hoá
1. Người thuê vận tải hàng hoá có quyền:
a) Từ chối xếp hàng hoá lên phương tiện mà người kinh doanh vận tải đã bố trí nếu phương tiện không phù hợp để vận tải loại hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng hoá đúng địa điểm, thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định tại
2. Người thuê vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:
a) Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hoá trước khi giao hàng hoá cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hoá đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hoá đầy đủ và rõ ràng; giao hàng hoá cho người kinh doanh vận tải đúng địa điểm, thời gian và các nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng hoá;
b) Thanh toán cước phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hoá; đối với hợp đồng thực hiện trong một chuyến thì phải thanh toán đủ sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng; đối với hợp đồng thực hiện trong một thời gian dài, nhiều chuyến thì hai bên thoả thuận định kỳ thanh toán, nhưng phải thanh toán đủ cước phí vận tải theo hợp đồng trước khi kết thúc chuyến cuối cùng, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng;
c) Cử người áp tải hàng hoá trong quá trình vận tải đối với loại hàng hoá bắt buộc phải có người áp tải.
Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng
1. Người nhận hàng có quyền:
a) Nhận và kiểm tra hàng hoá nhận được theo giấy vận chuyển;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hoá chậm;
c) Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hoá;
d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết.
2. Người nhận hàng có nghĩa vụ:
a) Đến nhận hàng hoá đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tuỳ thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hoá;
b) Thanh toán chi phí phát sinh do việc nhận hàng hoá chậm;
c) Thông báo cho người kinh doanh vận tải về mất mát, hư hỏng hàng hoá ngay khi nhận hàng hoá hoặc chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng hoá nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài.
Điều 90. Xử lý hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối
1. Khi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì người kinh doanh vận tải có quyền gửi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo ngay cho người thuê vận tải biết; mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải, nếu người kinh doanh vận tải không nhận được trả lời của người thuê vận tải hoặc người kinh doanh vận tải không được thanh toán đầy đủ chi phí phát sinh thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật về bán đấu giá; nếu hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửi quá lớn so với giá trị của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá trước thời hạn trên, nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết trước khi bán.
3. Hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Điều 91. Bồi thường hàng hoá bị mất mát, hư hỏng
1. Khi người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần thì mức bồi thường được tính theo giá trị hàng hoá tại nơi và thời điểm mà hàng hoá được giao cho người nhận hàng.
2. Giá bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng do hai bên thoả thuận theo giá thị trường tại thời điểm trả tiền bồi thường; trường hợp không xác định được giá thị trường thì tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, cùng chất lượng.
Điều 92. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường và thời hiệu khởi kiện
1. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi là hai mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi được giao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi phải được giao cho người nhận. Người kinh doanh vận tải phải giải quyết bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của người thuê vận tải.
2. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của hành khách là hai mươi ngày, kể từ thời điểm xảy ra thiệt hại. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Trường hợp hai bên không giải quyết được yêu cầu bồi thường thì có quyền yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi, đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ là một năm, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 93. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải
1. Người thuê vận tải căn cứ vào giá trị hàng hoá khai trong giấy vận chuyển và theo mức thiệt hại thực tế mà yêu cầu bồi thường, nhưng không vượt quá giá trị hàng hoá đã ghi trong giấy vận chuyển.
2. Trường hợp người thuê vận tải không khai giá trị hàng hoá thì mức bồi thường được tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, nhưng không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
1. Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây:
a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;
b) Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng;
d) Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hoá.
2. Người thuê vận tải được miễn bồi thường vi phạm hợp đồng trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 95. Vận tải hàng hoá nguy hiểm
1. Phương tiện vận tải hàng hoá nguy hiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng. Người vận tải phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại, phòng chống cháy, nổ; phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu.
2. Chính phủ quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
Điều 96. Vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng
Việc vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng phải sử dụng loại phương tiện phù hợp với loại hàng hoá và phải có phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 97. Vận tải động vật sống
1. Tuỳ theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.
2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.
3. Việc vận tải động vật sống trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường.
Điều 98. Vận tải thi hài, hài cốt
1. Thi hài, hài cốt được vận tải phải có người áp tải.
2. Thi hài phải được để trong hòm kín và đặt ở khoang riêng.
3. Thi hài, hài cốt chỉ được vận tải khi có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Chương 8:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 99. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa.
3. Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ sản thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; tổ chức lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông, quản lý khai thác tài nguyên có liên quan đến luồng và hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trên đường thuỷ nội địa.
7. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
Điều 100. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
3. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương.
Điều 101. Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Chương 9:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Hướng dẫn số 64/2005/HD-BGTVT về việc triển khai tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 143-CP năm 1977 Điều lệ về phạt vi cảnh do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 11-TT-1964 hướng dẫn thi hành Nghị định 196-CP-1963 về việc vận chuyển hàng hóa trên đường biển bằng phương tiện vận tải cơ giới do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 10-TT năm 1964 hướng dẫn thi hành Điều lệ vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải cơ giới, thô sơ đường sông và phương tiện vận tải thô sơ đường biển (ban hành do Nghị định 44-CP-1964) do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 6Nghị định 203-CP năm 1962 về giao thông vận tải đường biển do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 307-TTg năm 1959 quy định thể lệ đi lại trên các sông, hồ, sông đào và nông giang của các phương tiện vận tải thủy do Thủ Tướng ban hành.
- 8Nghị định 1028-TTg năm 1956 về bản điều lệ tạm thời về thuyền bè đi trên nông giang do Thủ Tướng Chính phủ ban hành.
- 9Thông tư 220-TT năm 1961 về việc chấn chỉnh và tăng cường xây dựng các cơ sở giao thông vận tải địa phương do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 11Nghị định 77/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 12Thông tư 18-PC-1965 quy định tạm thời biện pháp phòng không và bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sông trong những vùng có máy bay địch hoạt động, phá hoại do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Lệnh công bố Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004
- 1Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 2Nghị định 77/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 4Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 5Luật phí và lệ phí 2015
- 6Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 7Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- 8Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 9Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 10Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 1Nghị định 125/2005/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thủy nội địa
- 2Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 3Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 34/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 33/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hàng hóa đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Hướng dẫn số 64/2005/HD-BGTVT về việc triển khai tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 143-CP năm 1977 Điều lệ về phạt vi cảnh do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 11-TT-1964 hướng dẫn thi hành Nghị định 196-CP-1963 về việc vận chuyển hàng hóa trên đường biển bằng phương tiện vận tải cơ giới do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Thông tư 10-TT năm 1964 hướng dẫn thi hành Điều lệ vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải cơ giới, thô sơ đường sông và phương tiện vận tải thô sơ đường biển (ban hành do Nghị định 44-CP-1964) do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 11Nghị định 203-CP năm 1962 về giao thông vận tải đường biển do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 307-TTg năm 1959 quy định thể lệ đi lại trên các sông, hồ, sông đào và nông giang của các phương tiện vận tải thủy do Thủ Tướng ban hành.
- 13Nghị định 1028-TTg năm 1956 về bản điều lệ tạm thời về thuyền bè đi trên nông giang do Thủ Tướng Chính phủ ban hành.
- 14Thông tư 220-TT năm 1961 về việc chấn chỉnh và tăng cường xây dựng các cơ sở giao thông vận tải địa phương do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15Hiến pháp năm 1992
- 16Quyết định 35/2004/QĐ-BGTVT về điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 17Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa
- 18Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 19Nghị định 51/2005/NĐ-CP về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
- 20Quyết định 32/2004/QĐ-BGTVT về tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 21Quyết định 25/2004/QĐ-BGTVT về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 22Quyết định 28/2004/QĐ-BGTVT Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 23Quyết định 30/2004/QĐ-BGTVT Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 24Thông tư 18-PC-1965 quy định tạm thời biện pháp phòng không và bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sông trong những vùng có máy bay địch hoạt động, phá hoại do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 25Nghị định 156/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và Nghị định 44/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- 26Lệnh công bố Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004
- 27Thông tư 32/2009/TT-BGTVT quy định chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 28Thông tư 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 29Thông tư 34/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 30Thông tư 37/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 31Thông tư 20/2011/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 32Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 33Thông tư 34/2011/TT-BGTVT sửa đổi của Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 25/2004/QĐ-BGTVT và tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 2687/2000/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 34Thông tư 21/2011/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ban hành
- 35Nghị định 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 36Thông tư 09/2012/TT-BGTVT sửa đổi Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa kèm theo Quyết định 28/2004/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 37Thông tư 35/2012/TT-BGTVT quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 38Thông tư 36/2012/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 39Thông tư 16/2013/TT-BGTVT Quy định quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 40Thông tư 17/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 41Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa
- 42Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 43Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 44Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 45Thông tư 75/2014/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 46Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 47Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 48Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 49Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 50Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 51Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 52Thông tư 59/2015/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 53Thông tư 83/2015/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 54Nghị định 54/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 55Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
- 56Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 57Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 58Thông tư 04/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 47/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa
- 59Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 60Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 61Thông tư 49/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 35/2012/TT-BGTVT quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét - địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 62Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa
- 63Thông tư 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi mốt số điều của các Thông tư quy định vận tải đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 64Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 65Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa
- 66Thông tư 10/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 67Thông tư 18/2021/TT-BGTVT quy định về tổ chức và
- 68Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 69Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 70Thông tư 24/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 71Thông tư 33/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 72Thông tư 16/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 73Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam và Thông tư 24/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 74Nghị định 06/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 75Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa
- 76Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07:2010/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 77Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 25:2010/BGTVT về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 78Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BGTVT về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 79Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 80Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50: 2012/BGTVT về quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 81Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2013/BGTVT về phân cấp và đóng tàu thuỷ cao tốc do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 82Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 84:2014/BGTVT về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ
- 83Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 17:2013/BXD về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời
- 84Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 95:2016/BGTVT về Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme
- 85Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
- 86Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2015/BGTVT về Trang bị an toàn tàu biển
- 87Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển cao tốc
- 88Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 89:2015/BGTVT về Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa
Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- Số hiệu: 23/2004/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/06/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: 18/07/2004
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 01/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực