Mục 5 Chương 4 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
Điều 68. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ:
a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu phí bảo hiểm gốc;
- Thu phí nhận tái bảo hiểm;
- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;
- Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm.
b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Hoàn phí bảo hiểm;
- Giảm phí bảo hiểm;
- Phí nhượng tái bảo hiểm;
- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
- Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
1a.[24] Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
d) Thu cho thuê tài sản;
đ) Thu khác theo quy định pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
a)[25] Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi phí thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;
- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
1a.[26] Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Điều 70. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc phân bổ tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chung liên quan đến cả quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng trước khi áp dụng. Hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các nguyên tắc phân bổ dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 71. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1.[27] Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:
Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với các nội dung hoạt động quy định tại Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
1a.[28] Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
b) Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Thu khác theo quy định pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
Điều 72. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1.[29] Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;
b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
c) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;
d) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
1a.[30] Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho thuê tài sản;
b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 12/VBHN-BTC
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 05/02/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 225 đến số 226
- Ngày hiệu lực: 05/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng[3]
- Điều 2. Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
- Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam
- Điều 4. Nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm
- Điều 5. Bảo hiểm bắt buộc
- Điều 6. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 7. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 8. Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài
- Điều 9. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 10. Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
- Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh nước ngoài
- Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 15. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 16. Thủ tục sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 17. Đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 18. Thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp
- Điều 19. Mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Điều 20. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Điều 21. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
- Điều 22. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp
- Điều 23. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài
- Điều 24. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 25. Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 26. Tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành
- Điều 27. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ
- Điều 28. Tiêu chuẩn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện trước pháp luật
- Điều 29. Tiêu chuẩn của Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện
- Điều 30. Tiêu chuẩn đối với người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ
- Điều 31. Tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
- Điều 32. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 33. Tiêu chuẩn của nhân viên môi giới bảo hiểm
- Điều 34. Thủ tục bổ nhiệm, thay đổi một số chức danh quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 35. Hệ thống công nghệ thông tin
- Điều 36. Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ
- Điều 37. Nội dung hoạt động
- Điều 38. Bán sản phẩm bảo hiểm
- Điều 39. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
- Điều 40. Thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm
- Điều 41. Hoa hồng bảo hiểm
- Điều 44. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
- Điều 45. Những hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm
- Điều 46. Đề phòng, hạn chế tổn thất
- Điều 47. Giám định tổn thất
- Điều 48. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 49. Vốn điều lệ, vốn được cấp
- Điều 50. Quản lý vốn chủ sở hữu
- Điều 51. Sử dụng tiền ký quỹ
- Điều 52. Các quy định khác về quản lý sử dụng vốn, tài sản
- Điều 53. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
- Điều 54. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
- Điều 55. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sức khỏe
- Điều 56. Dự phòng nghiệp vụ đối với tái bảo hiểm
- Điều 57. Mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
- Điều 58. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 59. Nguyên tắc đầu tư
- Điều 60. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu
- Điều 61. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 62. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 63. Khả năng thanh toán
- Điều 64. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Điều 65. Biên khả năng thanh toán
- Điều 66. Nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 67. Khôi phục khả năng thanh toán
- Điều 68. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 70. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm
- Điều 71. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 72. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 73. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 74. Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
- Điều 75. Phân phối lợi nhuận
- Điều 76. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 77. Quỹ dự trữ bắt buộc
- Điều 78. Chế độ kế toán
- Điều 79. Năm tài chính
- Điều 80. Báo cáo tài chính
- Điều 81. Quản trị tài chính
- Điều 82. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
- Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
- Điều 87. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm
- Điều 88. Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm
- Điều 89. Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm
- Điều 90. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới
- Điều 91. Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
- Điều 92. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam[44]
- Điều 93. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới[45]
- Điều 94. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới[46]
- Điều 95. Văn phòng đại diện
- Điều 96. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
- Điều 97. Cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện
- Điều 98. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện
- Điều 99. Công bố nội dung hoạt động
- Điều 100. Thời hạn hoạt động
- Điều 101. Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
- Điều 102. Báo cáo hoạt động
- Điều 103. Trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 104. Quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 105. Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 106. Nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 107. Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 108. Thủ tục chi trả từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 109. Hoạt động đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm