Chương 8 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Bộ luật Hàng hải Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNH LÝ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Điều 200. Vận chuyển hành khách và hành lý
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả.
2. Người vận chuyển là người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý với hành khách.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hành khách và hành lý.
4. Hành khách là người được vận chuyển trên tàu biển theo hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc người được người vận chuyển đồng ý cho đi cùng động vật sống, phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
5. Hành lý là đồ vật hoặc phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đồ vật và phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
b) Động vật sống.
6. Hành lý xách tay là hành lý mà hành khách giữ trong phòng mình hoặc thuộc sự giám sát, bảo quản, kiểm soát của mình.
Điều 201. Chứng từ vận chuyển hành khách và hành lý
1. Chứng từ vận chuyển hành khách và hành lý bao gồm:
a) Vé đi tàu là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách;
b) Giấy nhận hành lý là bằng chứng về việc hành lý của hành khách đã được gửi.
2. Người vận chuyển có quyền thay thế vé bằng chứng từ tương đương, nếu hành khách được vận chuyển trên tàu biển không phải là tàu chở khách chuyên dụng.
3. Người vận chuyển quy định việc miễn, giảm, ưu tiên mua và hoàn trả vé hành khách và giá dịch vụ vận chuyển hành lý.
Điều 202. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả giá dịch vụ vận chuyển đối với hành lý xách tay trong phạm vi trọng lượng và chủng loại do người vận chuyển quy định.
2. Hành khách có nghĩa vụ phục tùng sự chỉ huy của thuyền trưởng, chấp hành nội quy, chỉ dẫn trên tàu và tuân theo sự hướng dẫn của sĩ quan và thuyền viên có trách nhiệm.
3. Những thỏa thuận nhằm hạn chế quyền của hành khách hoặc miễn, giảm trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Chương này đều không có giá trị.
Điều 203. Nghĩa vụ và quyền của người vận chuyển
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ mẫn cán hợp lý để bảo đảm cho tàu biển đủ khả năng đi biển, bao gồm cả định biên thuyền bộ, trang bị, cung ứng cần thiết kể từ lúc bắt đầu việc vận chuyển, trong suốt quá trình vận chuyển cho đến cảng trả khách.
2. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ chu đáo hành khách và hành lý của họ từ khi nhận khách lên tàu biển cho đến khi hành khách và hành lý của họ rời tàu ở cảng trả khách an toàn; chịu mọi phí tổn để đưa đón, chu cấp ăn uống và phục vụ sinh hoạt cần thiết trong trường hợp đặc biệt xảy ra ngoài dự kiến trong thời gian tàu thực hiện chuyến đi.
3. Người vận chuyển có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách.
4. Người vận chuyển có quyền từ chối thực hiện hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến tranh hoặc những sự kiện khác làm phát sinh mối đe dọa tàu biển có thể bị bắt giữ;
b) Cảng nhận khách hoặc cảng trả khách được công bố bị phong tỏa;
c) Tàu biển bị bắt giữ, tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;
d) Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;
đ) Có lệnh cấm vận chuyển hành khách rời khỏi cảng nhận khách hoặc đến cảng trả khách.
5. Trường hợp người vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 4 Điều này trước khi tàu biển khởi hành thì phải hoàn trả cho hành khách tiền vé và giá dịch vụ vận chuyển hành lý.
Trường hợp chuyến đi đã bắt đầu, người vận chuyển phải trả lại cho hành khách một phần tiền vé theo tỷ lệ với quãng đường vận chuyển chưa được thực hiện; đồng thời, có nghĩa vụ đưa hành khách trở lại cảng nhận khách bằng chi phí của mình hoặc đền bù cho hành khách một khoản tiền tương đương.
6. Trường hợp hành khách không có mặt tại tàu đúng thời điểm quy định, kể cả khi tàu ghé vào cảng trong thời gian thực hiện chuyến đi thì người vận chuyển có quyền không trả lại tiền vé đã thu.
7. Người vận chuyển có quyền hoãn thời gian tàu khởi hành, thay đổi tuyến đường vận chuyển, thay đổi nơi đón hoặc trả khách, nếu các điều kiện vệ sinh và dịch tễ bất lợi ở nơi khởi hành, nơi đến hoặc dọc theo tuyến đường vận chuyển cũng như những tình huống khác xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của mình. Tùy theo yêu cầu của hành khách, người vận chuyển phải chịu chi phí đưa hành khách về cảng nhận khách hoặc đền bù cho hành khách những tổn thất thực tế hợp lý.
8. Quy định tại khoản 7 Điều này không làm hạn chế quyền của hành khách từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển.
Điều 204. Trách nhiệm của người vận chuyển và người vận chuyển thực tế trong vận chuyển hành khách
Trách nhiệm của người vận chuyển và người vận chuyển thực tế trong vận chuyển hành khách bằng đường biển được áp dụng theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật này.
Điều 205. Miễn trách nhiệm của người vận chuyển khi hành khách bị bắt giữ
Người vận chuyển không chịu trách nhiệm về việc hành khách bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cảng mà tàu biển ghé vào trong thời gian thực hiện chuyến đi bắt giữ do những nguyên nhân hành khách tự gây ra.
Điều 206. Xử lý đối với hành khách lậu vé
1. Hành khách lậu vé là người đã trốn lên tàu biển khi tàu ở trong cảng hoặc địa điểm thuộc phạm vi cảng mà không được sự đồng ý của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm của tàu và vẫn ở trên tàu sau khi tàu đã rời cảng hoặc địa điểm thuộc phạm vi cảng.
2. Hành khách lậu vé có nghĩa vụ trả đủ tiền công vận chuyển cho quãng đường đã đi và một khoản tiền phạt bằng số tiền công vận chuyển phải trả này.
3. Thuyền trưởng có quyền đưa hành khách lậu vé lên bờ hoặc chuyển sang một tàu khác để đưa về cảng nơi hành khách đó đã lên tàu và phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tên, tuổi, quốc tịch của hành khách lậu vé, nơi hành khách lên tàu và trốn trên tàu.
4. Trường hợp hành khách lậu vé được chấp nhận cho đi tiếp quãng đường còn lại thì phải mua vé và có quyền, nghĩa vụ như những hành khách khác.
Điều 207. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển gây ra trong phạm vi công việc được giao.
Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy, khuyết tật hoặc khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển.
Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó.
Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại.
2. Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại.
Điều 208. Quá trình vận chuyển hành khách và hành lý
1. Quá trình vận chuyển hành khách bằng đường biển bắt đầu từ khi hành khách lên tàu biển và chấm dứt khi hành khách rời tàu, bao gồm cả việc vận chuyển hành khách từ đất liền ra tàu và ngược lại, nếu những chi phí vận chuyển đó đã được tính trong tiền vé đi tàu.
2. Quá trình vận chuyển hành lý xách tay của hành khách quy định tương tự khoản 1 Điều này. Quá trình vận chuyển hành lý, trừ hành lý xách tay bắt đầu từ khi người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển nhận hành lý tại cảng nhận khách và chấm dứt khi trả hành lý cho hành khách tại cảng trả khách.
Điều 209. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển hành khách và hành lý
1. Trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp một hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe không vượt quá 46.666 đơn vị tính toán cho một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, với tổng mức đền bù không quá 25.000.000 đơn vị tính toán; đối với những trường hợp mà Tòa án quyết định việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức định kỳ thì tổng số tiền bồi thường đó cũng không quá giới hạn quy định tại khoản này.
2. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý xách tay không quá 833 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
3. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng phương tiện vận tải bao gồm tất cả hành lý chở trên phương tiện đó không quá 3.333 đơn vị tính toán cho một phương tiện trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
4. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý không phải là hành lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá 1.200 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý.
5. Người vận chuyển và hành khách có thể thỏa thuận giảm trách nhiệm của người vận chuyển một khoản khấu trừ không quá 117 đơn vị tính toán trong trường hợp hư hỏng một phương tiện vận tải và không quá 13 đơn vị tính toán cho một hành khách trong trường hợp mất mát, hư hỏng đối với hành lý khác.
Điều 210. Mất quyền giới hạn trách nhiệm
1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 209 của Bộ luật này, nếu tổn thất xảy ra được chứng minh là hậu quả của việc người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây ra tổn thất đó hoặc cẩu thả và biết rằng tổn thất có thể xảy ra.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng tương tự với người làm công, đại lý của người vận chuyển.
Điều 211. Mất mát, hư hỏng đồ vật quý, tài sản có giá trị khác
Người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường đồ vật quý, tiền, giấy tờ có giá, tác phẩm nghệ thuật và tài sản có giá trị khác bị mất mát, hư hỏng, nếu hành khách đã khai báo về tính chất và giá trị của các tài sản đó cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan có trách nhiệm về hành lý biết khi gửi để bảo quản.
1. Người vận chuyển có quyền lưu giữ hành lý của hành khách, nếu hành khách chưa thanh toán đủ các khoản nợ để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình cho đến khi hành khách đã trả nợ hoặc đã đưa ra sự bảo đảm thỏa đáng.
2. Hành lý không có người nhận, người vận chuyển có quyền đưa lên bờ, gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho hành khách hoặc người đã được hành khách ủy quyền biết. Mọi chi phí và phí tổn phát sinh do hành khách thanh toán.
Điều 213. Thông báo mất mát, hư hỏng hành lý
1. Hành khách phải thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển về mất mát, hư hỏng hành lý trong trường hợp sau đây:
a) Hư hỏng rõ ràng đối với hành lý xách tay phải được báo trước hoặc khi hành khách rời tàu;
b) Hư hỏng rõ ràng đối với hành lý khác không phải là hành lý xách tay phải được báo trước hoặc vào thời điểm trả hành lý;
c) Mất mát, hư hỏng đối với hành lý mà không thể phát hiện từ bên ngoài phải được báo trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày hành khách rời tàu hoặc hành lý lẽ ra được trả.
2. Trường hợp hành khách không thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này thì hành lý được coi là đã giao nhận nguyên vẹn, trừ trường hợp có sự chứng minh ngược lại.
3. Hành khách không phải thông báo bằng văn bản nếu hành lý khi nhận đã có sự kiểm tra hoặc giám định chung của người vận chuyển và hành khách.
Điều 214. Thời hiệu khởi kiện về vận chuyển hành khách và hành lý
1. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý là 02 năm.
2. Thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Trường hợp hành khách bị thương thì tính từ ngày hành khách rời tàu;
b) Trường hợp hành khách chết trong thời gian vận chuyển thì tính từ ngày lẽ ra hành khách rời tàu.
Trường hợp hành khách bị thương trong quá trình vận chuyển dẫn đến hậu quả hành khách đó chết sau khi rời tàu thì tính từ ngày người đó chết, nhưng không được quá 03 năm kể từ ngày rời tàu;
c) Trường hợp mất mát, hư hỏng hành lý thì tính từ ngày hành khách rời tàu hoặc ngày lẽ ra hành khách rời tàu, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn hơn.
3. Mặc dù có việc tạm đình chỉ hoặc gián đoạn thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hiệu khởi kiện cũng không được quá 03 năm kể từ ngày hành khách rời tàu hoặc ngày lẽ ra hành khách rời tàu, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn hơn.
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Bộ luật Hàng hải Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 04/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 02/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Quyền thỏa thuận trong hợp đồng
- Điều 6. Nguyên tắc hoạt động hàng hải
- Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải
- Điều 8. Quyền vận tải biển nội địa
- Điều 9. Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải
- Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải
- Điều 11. Thanh tra hàng hải
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
- Điều 17. Đăng ký tàu biển Việt Nam và hình thức đăng ký tàu biển
- Điều 18. Nguyên tắc đăng ký tàu biển
- Điều 19. Các loại tàu biển phải đăng ký
- Điều 20. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
- Điều 21. Đặt tên tàu biển Việt Nam
- Điều 22. Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt Nam
- Điều 23. Đăng ký tàu biển đang đóng
- Điều 24. Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
- Điều 25. Xóa đăng ký tàu biển Việt Nam
- Điều 26. Quy định chi tiết về đăng ký, xóa đăng ký tàu biển Việt Nam
- Điều 27. Đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động
- Điều 28. Đăng kiểm tàu biển Việt Nam
- Điều 29. Nguyên tắc đăng kiểm tàu biển Việt Nam
- Điều 30. Các loại tàu biển phải đăng kiểm
- Điều 31. Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển
- Điều 32. Giám sát kỹ thuật đối với tàu biển Việt Nam
- Điều 33. Đăng kiểm tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động
- Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tàu biển
- Điều 37. Thế chấp tàu biển Việt Nam
- Điều 38. Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
- Điều 39. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam
- Điều 40. Quyền cầm giữ hàng hải
- Điều 41. Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải
- Điều 42. Thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải
- Điều 43. Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải
- Điều 46.
- Điều 47. Nguyên tắc phá dỡ tàu biển
- Điều 48. Cơ sở phá dỡ tàu biển
- Điều 49. Quy định chi tiết về phá dỡ tàu biển
- Điều 50. Thuyền bộ
- Điều 51. Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền bộ
- Điều 52. Địa vị pháp lý của thuyền trưởng
- Điều 53. Nghĩa vụ của thuyền trưởng
- Điều 54. Quyền của thuyền trưởng
- Điều 55. Trách nhiệm của thuyền trưởng về hộ tịch trên tàu biển
- Điều 56. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển
- Điều 57. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam
- Điều 58. Trách nhiệm báo cáo của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn hàng hải
- Điều 59. Thuyền viên làm việc trên tàu biển
- Điều 60. Nghĩa vụ của thuyền viên
- Điều 61. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
- Điều 62. Hợp đồng lao động của thuyền viên
- Điều 63. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên
- Điều 64. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết của thuyền viên
- Điều 65. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên
- Điều 66. Hồi hương thuyền viên
- Điều 67. Thực phẩm và nước uống
- Điều 68. Chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên
- Điều 69. Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp
- Điều 70. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
- Điều 71. Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
- Điều 72. Đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 73. Cảng biển
- Điều 74. Tiêu chí xác định cảng biển
- Điều 75. Phân loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển
- Điều 76. Chức năng cơ bản của cảng biển
- Điều 77. Nguyên tắc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước
- Điều 78. Thẩm quyền đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước
- Điều 79. Công bố mở, đóng cảng biển và vùng nước cảng biển
- Điều 80. Tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước
- Điều 81. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển
- Điều 82. Trách nhiệm lập và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển
- Điều 83. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải
- Điều 84. Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải
- Điều 85. Quy định chi tiết về cảng biển
- Điều 86. Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước
- Điều 87. Ban quản lý và khai thác cảng
- Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng
- Điều 89. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý và khai thác cảng, khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng
- Điều 90. Phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ tại cảng biển
- Điều 91. Cảng vụ hàng hải
- Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải
- Điều 93. Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng biển
- Điều 94. Yêu cầu đối với tàu thuyền đến cảng biển
- Điều 95. Nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 96. Thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
- Điều 97. Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt
- Điều 98. Nguyên tắc tàu thuyền rời cảng biển
- Điều 99. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho tàu thuyền đến, rời cảng biển
- Điều 100. Chức năng của cảng cạn
- Điều 101. Tiêu chí xác định cảng cạn
- Điều 102. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn
- Điều 103. Đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn
- Điều 104. Thẩm quyền công bố mở, tạm dừng, đóng cảng cạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng cạn
- Điều 105. Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
- Điều 106. An ninh tàu biển và an ninh cảng biển
- Điều 107. Truyền phát thông tin an ninh hàng hải
- Điều 108. Bảo đảm an toàn hàng hải
- Điều 109. Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam
- Điều 110. Thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
- Điều 111. Nội dung công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
- Điều 112. Hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
- Điều 113. Thanh tra, kiểm tra về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường đối với tàu biển
- Điều 114. Tạm giữ tàu biển
- Điều 115. Thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển
- Điều 116. Thủ tục tạm giữ tàu biển
- Điều 117. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định tạm giữ tàu biển
- Điều 118. Kháng nghị hàng hải
- Điều 119. Giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải
- Điều 120. Thời hạn trình kháng nghị hàng hải
- Điều 121. Trình kháng nghị hàng hải bổ sung
- Điều 122. Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải
- Điều 123. Tai nạn hàng hải
- Điều 124. Bảo vệ công trình hàng hải
- Điều 125. Nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải
- Điều 126. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
- Điều 127. Giải quyết sự cố trong bảo vệ công trình hàng hải
- Điều 128. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải
- Điều 129. Bắt giữ tàu biển
- Điều 130. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển
- Điều 131. Trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng
- Điều 132. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển
- Điều 133. Lệ phí bắt giữ tàu biển
- Điều 134. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ
- Điều 135. Thông báo việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ
- Điều 136. Nghĩa vụ của chủ tài sản trong thời gian tàu biển bị bắt giữ
- Điều 137. Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ
- Điều 138. Áp dụng pháp luật trong việc bắt giữ tàu biển
- Điều 139. Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển
- Điều 140. Điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
- Điều 141. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
- Điều 142. Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
- Điều 143. Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
- Điều 144. Bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
- Điều 145. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Điều 146. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Điều 148. Chứng từ vận chuyển
- Điều 149. Giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển
- Điều 150. Nghĩa vụ của người vận chuyển
- Điều 151. Miễn trách nhiệm của người vận chuyển
- Điều 152. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
- Điều 153. Mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
- Điều 154. Nghĩa vụ của người giao hàng
- Điều 155. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Điều 156. Miễn trách nhiệm của người giao hàng
- Điều 157. Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển
- Điều 158. Giá dịch vụ vận chuyển trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại
- Điều 159. Ký phát vận đơn
- Điều 160. Nội dung của vận đơn
- Điều 161. Ghi chú trong vận đơn
- Điều 162. Chuyển nhượng vận đơn
- Điều 163. Thay vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác
- Điều 164. Áp dụng đối với vận đơn suốt đường biển
- Điều 165. Quyền định đoạt hàng hóa của người giao hàng
- Điều 166. Nghĩa vụ trả hàng
- Điều 167. Xử lý hàng hóa bị lưu giữ
- Điều 168. Tiền bán đấu giá hàng hóa
- Điều 169. Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa
- Điều 170. Thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển
- Điều 171. Nghĩa vụ của người vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển
- Điều 172. Hàng hóa chở trên boong
- Điều 173. Trách nhiệm của người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người làm công, đại lý
- Điều 174. Giám định và thông báo về mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc chậm trả hàng
- Điều 175. Sử dụng tàu biển trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến
- Điều 176. Chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến
- Điều 177. Ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến
- Điều 178. Cảng nhận hàng và nơi bốc hàng
- Điều 179. Thời hạn bốc hàng
- Điều 180. Thời hạn dôi nhật
- Điều 181. Thông báo sẵn sàng
- Điều 182. Thay thế hàng hóa
- Điều 183. Bốc hàng và xếp hàng trên tàu biển
- Điều 184. Tàu rời cảng nhận hàng
- Điều 185. Tuyến đường và thời gian vận chuyển
- Điều 186. Cảng thay thế
- Điều 187. Dỡ hàng và trả hàng
- Điều 188. Giá dịch vụ vận chuyển
- Điều 189. Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, lưu kho và xử lý tiền bán đấu giá hàng hóa
- Điều 190. Quyền chấm dứt hợp đồng của người thuê vận chuyển
- Điều 191. Quyền chấm dứt hợp đồng của người vận chuyển
- Điều 192. Chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường
- Điều 193. Hợp đồng đương nhiên chấm dứt
- Điều 194. Bảo quản hàng hóa khi chấm dứt hợp đồng
- Điều 195. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến
- Điều 196. Hợp đồng vận tải đa phương thức
- Điều 197. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức
- Điều 198. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức
- Điều 199. Quy định chi tiết về vận tải đa phương thức
- Điều 200. Vận chuyển hành khách và hành lý
- Điều 201. Chứng từ vận chuyển hành khách và hành lý
- Điều 202. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
- Điều 203. Nghĩa vụ và quyền của người vận chuyển
- Điều 204. Trách nhiệm của người vận chuyển và người vận chuyển thực tế trong vận chuyển hành khách
- Điều 205. Miễn trách nhiệm của người vận chuyển khi hành khách bị bắt giữ
- Điều 206. Xử lý đối với hành khách lậu vé
- Điều 207. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
- Điều 208. Quá trình vận chuyển hành khách và hành lý
- Điều 209. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển hành khách và hành lý
- Điều 210. Mất quyền giới hạn trách nhiệm
- Điều 211. Mất mát, hư hỏng đồ vật quý, tài sản có giá trị khác
- Điều 212. Lưu giữ hành lý
- Điều 213. Thông báo mất mát, hư hỏng hành lý
- Điều 214. Thời hiệu khởi kiện về vận chuyển hành khách và hành lý
- Điều 215. Hợp đồng thuê tàu
- Điều 216. Hình thức hợp đồng thuê tàu
- Điều 217. Cho thuê lại tàu
- Điều 218. Nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu
- Điều 219. Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng thuê tàu
- Điều 220. Hợp đồng thuê tàu định hạn
- Điều 221. Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn
- Điều 222. Quyền của người thuê tàu định hạn
- Điều 223. Nghĩa vụ của người thuê tàu định hạn
- Điều 224. Quan hệ giữa chủ tàu, người thuê tàu và thuyền bộ của tàu trong thuê tàu định hạn
- Điều 225. Chia tiền công cứu hộ trong thuê tàu định hạn
- Điều 226. Quá thời hạn thuê tàu định hạn
- Điều 227. Thanh toán tiền thuê tàu định hạn
- Điều 228. Chấm dứt hợp đồng thuê tàu định hạn
- Điều 229. Hợp đồng thuê tàu trần
- Điều 230. Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu trần
- Điều 231. Nghĩa vụ của người thuê tàu trần
- Điều 232. Nghĩa vụ trả tàu, quá thời hạn thuê tàu và chấm dứt hợp đồng thuê tàu trần
- Điều 233. Thanh toán tiền thuê tàu trần
- Điều 234. Thuê mua tàu
- Điều 235. Đại lý tàu biển
- Điều 236. Người đại lý tàu biển
- Điều 237. Hợp đồng đại lý tàu biển
- Điều 238. Trách nhiệm của người đại lý tàu biển
- Điều 239. Trách nhiệm của người ủy thác
- Điều 240. Giá dịch vụ đại lý tàu biển
- Điều 241. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển
- Điều 242. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
- Điều 243. Đại lý tàu biển đối với tàu công vụ, tàu cá, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
- Điều 244. Môi giới hàng hải và người môi giới hàng hải
- Điều 245. Quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải
- Điều 246. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải
- Điều 247. Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam
- Điều 248. Tổ chức hoa tiêu hàng hải
- Điều 249. Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải
- Điều 250. Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải
- Điều 251. Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu
- Điều 252. Nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải
- Điều 253. Trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải khi xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu
- Điều 254. Quy định chi tiết về hoa tiêu hàng hải
- Điều 255. Hoa tiêu đối với tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ và tàu quân sự nước ngoài
- Điều 256. Lai dắt tàu biển
- Điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
- Điều 258. Hợp đồng lai dắt tàu biển
- Điều 259. Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển
- Điều 260. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lai dắt tàu biển
- Điều 261. Trách nhiệm bồi thường tổn thất trong lai dắt tàu biển
- Điều 262. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển
- Điều 263. Lai dắt tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi và thủy phi cơ
- Điều 264. Cứu hộ hàng hải
- Điều 265. Nghĩa vụ của người cứu hộ, chủ tàu và thuyền trưởng
- Điều 266. Quyền hưởng tiền công cứu hộ
- Điều 267. Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ
- Điều 268. Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải
- Điều 269. Nguyên tắc xác định giá trị của tàu biển hoặc tài sản cứu được
- Điều 270. Tiền thưởng cứu người trong tiền công cứu hộ
- Điều 271. Tiền thưởng công cứu hộ trong các trường hợp khác
- Điều 272. Phân chia tiền công cứu hộ hàng hải
- Điều 273. Quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được
- Điều 274. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải
- Điều 275. Cứu hộ hàng hải đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động
- Điều 276. Tài sản chìm đắm
- Điều 277. Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm
- Điều 278. Thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 279. Trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
- Điều 280. Quyền ưu tiên trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 281. Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm
- Điều 282. Xử lý tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được
- Điều 283. Xử lý tài sản trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển
- Điều 284. Thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm
- Điều 285. Tai nạn đâm va
- Điều 286. Nghĩa vụ của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn đâm va
- Điều 287. Nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va
- Điều 288. Đâm va do bất khả kháng, ngẫu nhiên, không xác định được lỗi
- Điều 289. Đâm va không trực tiếp
- Điều 290. Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va
- Điều 291. Tai nạn đâm va đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động
- Điều 292. Tổn thất chung
- Điều 293. Phân bổ tổn thất chung
- Điều 294. Phân bổ tổn thất chung cho hàng hóa bốc lậu lên tàu
- Điều 295. Tổn thất riêng
- Điều 296. Tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung
- Điều 297. Thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung
- Điều 298. Người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự
- Điều 299. Các khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự
- Điều 300. Các khiếu nại hàng hải không áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự
- Điều 301. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự
- Điều 302. Quỹ bảo đảm bồi thường
- Điều 303. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
- Điều 304. Đối tượng bảo hiểm hàng hải
- Điều 305. Xác định quyền lợi có thể được bảo hiểm
- Điều 306. Tái bảo hiểm
- Điều 307. Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm
- Điều 308. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm
- Điều 309. Đương nhiên chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hàng hải
- Điều 310. Quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 314. Chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải
- Điều 315. Cách thức chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải
- Điều 316. Bảo hiểm bao
- Điều 317. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao
- Điều 318. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao
- Điều 319. Nộp phí bảo hiểm
- Điều 320. Thông báo rủi ro gia tăng
- Điều 321. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất
- Điều 322. Trách nhiệm bồi hoàn của người bảo hiểm
- Điều 323. Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm
- Điều 324. Bồi thường tổn thất xảy ra kế tiếp nhau
- Điều 325. Miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm
- Điều 326. Chuyển quyền đòi bồi thường
- Điều 327. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba
- Điều 328. Bảo lãnh đóng góp tổn thất chung
- Điều 329. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm
- Điều 330. Cách thức và thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm
- Điều 331. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm
- Điều 332. Thời hạn chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm của người bảo hiểm
- Điều 333. Bồi thường tổn thất toàn bộ
- Điều 334. Hoàn trả tiền bảo hiểm
- Điều 335. Trách nhiệm giải quyết bồi thường
- Điều 336. Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải