Chương 8 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Hàng không dân dụng Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành
Chương VIII
AN NINH HÀNG KHÔNG
1. An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất.
2.[72] Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng là hành vi có khả năng uy hiếp an toàn hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
e) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật.
Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất dễ nổ, chất độc hóa học và sinh học, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, an toàn của chuyến bay;
g) Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
h) Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay.
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không[73]
1. Bảo đảm an ninh hàng không được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
a) Bảo vệ an ninh, quốc phòng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân, phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan;
b) Thiết lập khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không để bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết bị tại khu vực đó;
c) Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, phương tiện, người, hành lý, hàng hóa, việc ra, vào và hoạt động trong khu vực hạn chế theo quy định; lục soát đối với tàu bay, phương tiện, người, hành lý, hàng hóa khi có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không;
d) Loại trừ khả năng chuyên chở bất hợp pháp vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không; áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép chuyên chở vật phẩm nguy hiểm, đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không; cấm vận chuyển vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với hành khách gây rối, người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng hoặc trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hành khách gây rối là hành khách cố ý không chấp hành quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay hoặc có hành vi tung tin, cung cấp thông tin sai uy hiếp an toàn hàng không;
đ) Giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không và trên tàu bay;
e) Phòng, chống khủng bố trên tàu bay;
g) Áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép vận chuyển đối tượng nguy hiểm;
h) Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không;
i) Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại các điểm a, e, g và i khoản 1 Điều này.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
1.[74] Khu vực hạn chế là khu vực của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không mà việc ra, vào và hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không theo quy định.
2. Việc thiết lập các khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và tính chất hoạt động hàng không dân dụng.
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không đối với chuyến bay[75]
1. Tàu bay phải được kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước khi thực hiện chuyến bay; trường hợp có dấu hiệu hoặc thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay phải được lục soát an ninh hàng không.
2. Hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các vật phẩm khác phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước khi lên tàu bay; trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì phải được lục soát an ninh hàng không. Việc giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay phải được thực hiện trong suốt chuyến bay.
3. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục lục soát an ninh hàng không.
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
1. Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người.
2. Tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp phải được ưu tiên về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác.
3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Bộ Công an chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng tham gia thực hiện phương án khẩn nguy.
5. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm xử lý hành vi can thiệp bất hợp pháp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 190 của Luật này; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay của Bộ Quốc phòng ưu tiên trợ giúp điều hành tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp khi bay trong vùng trời Việt Nam; phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu hướng dẫn tổ bay xử lý thích hợp khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay và thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp khác.
6. Trong trường hợp đặc biệt, vượt quá phạm vi thẩm quyền của các bộ, ngành có liên quan, Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý các vấn đề về bảo đảm an toàn cho tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa trong tàu bay.
7. Hãng hàng không phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc đối phó với những hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay của mình.
Điều 195. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không[76]
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải.
2. Địa bàn hoạt động của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bao gồm cảng hàng không, sân bay; trên tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ; có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu riêng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
Điều 196. Chương trình, quy chế an ninh hàng không[77]
1. Chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quy trình, thủ tục, biện pháp bảo đảm an ninh hàng không.
2. Chương trình, quy chế an ninh hàng không bao gồm:
a) Chương trình an ninh hàng không Việt Nam;
b) Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam;
c) Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;
d) Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay;
đ) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;
e) Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không;
g) Quy chế an ninh hàng không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
3. Các chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định tại khoản 2 Điều này được ban hành phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các chương trình an ninh hàng không quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này.
Nhà chức trách hàng không phê duyệt chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều này; chấp thuận hoặc không chấp thuận chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài.
Điều 197. Trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng[78]
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay chịu trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, quy chế an ninh hàng không dân dụng theo quy định; bảo đảm an ninh hàng không đối với các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
2. Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình Nhà chức trách hàng không chương trình an ninh hàng không dân dụng đối với hoạt động của hãng tại Việt Nam.
3. Hãng hàng không, người khai thác tàu bay thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin trước về chuyến bay, hành khách và tổ bay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động hàng không dân dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không.
5. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh hàng không đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng.
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Hàng không dân dụng Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 03/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 02/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
- Điều 7. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
- Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
- Điều 10. Thanh tra hàng không
- Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không[10] Giá dịch vụ phi hàng không bao gồm:
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
- Điều 14. Xóa đăng ký quốc tịch tàu bay
- Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
- Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
- Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
- Điều 18. Giấy chứng nhận loại
- Điều 19. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay
- Điều 20. Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay
- Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
- Điều 22. Người khai thác tàu bay
- Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
- Điều 24. Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
- Điều 25. Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay
- Điều 26. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay
- Điều 27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
- Điều 28. Các quyền đối với tàu bay
- Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
- Điều 30. Chuyển quyền sở hữu tàu bay
- Điều 31. Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay
- Điều 32. Thế chấp tàu bay
- Điều 33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
- Điều 34. Các khoản nợ ưu tiên
- Điều 35. Hình thức thuê, cho thuê tàu bay
- Điều 36. Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay
- Điều 37. Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay
- Điều 38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay
- Điều 39. Chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 40. Chuyển giao nghĩa vụ giữa quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và quốc gia của người khai thác tàu bay
- Điều 41. Đình chỉ thực hiện chuyến bay
- Điều 42. Yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 43. Tạm giữ tàu bay
- Điều 44. Bắt giữ tàu bay
- Điều 45. Khám xét tàu bay
- Điều 46. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển
- Điều 47. Cảng hàng không, sân bay
- Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
- Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
- Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
- Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 52. Đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng
- Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 54. Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 55. Quy định chi tiết việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
- Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
- Điều 57.
- Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
- Điều 59. Cảng vụ hàng không
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 61. Hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 63. Doanh nghiệp cảng hàng không
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
- Điều 65. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 66. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
- Điều 67. Quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 68. Nhân viên hàng không
- Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
- Điều 70. Quy định chi tiết về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và cơ sở y tế giám định sức khỏe
- Điều 71. Thành phần tổ bay
- Điều 72. Tổ lái
- Điều 73. Tiếp viên hàng không
- Điều 74. Người chỉ huy tàu bay
- Điều 75. Quyền của người chỉ huy tàu bay
- Điều 76. Nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay
- Điều 77. Quyền lợi của thành viên tổ bay
- Điều 78. Nghĩa vụ của thành viên tổ bay
- Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
- Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 81. Cấp phép bay
- Điều 82. Điều kiện cấp phép bay
- Điều 83. Chuẩn bị chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau chuyến bay
- Điều 84. Yêu cầu đối với tàu bay và tổ bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam
- Điều 85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
- Điều 86. Khu vực nguy hiểm
- Điều 87. Bay trên khu vực đông dân
- Điều 88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
- Điều 89. Công bố thông tin hàng không
- Điều 90. Cưỡng chế tàu bay vi phạm
- Điều 91. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự
- Điều 92. Quản lý chướng ngại vật
- Điều 93. Quản lý tần số
- Điều 94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
- Điều 95. Bảo đảm hoạt động bay
- Điều 96. Dịch vụ không lưu
- Điều 97. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
- Điều 98. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
- Điều 99. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 100. Quy định chi tiết về bảo đảm hoạt động bay
- Điều 101. Thông báo tình trạng lâm nguy, lâm nạn
- Điều 102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 103. Trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 104. Sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 105. Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 106. Trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 107. Quyền của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 108. Trách nhiệm thông báo và bảo vệ chứng cứ
- Điều 109. Kinh doanh vận chuyển hàng không
- Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
- Điều 111. Điều lệ vận chuyển
- Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
- Điều 113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
- Điều 114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
- Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
- Điều 116. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không
- Điều 117. Vận chuyển hỗn hợp
- Điều 118. Vận chuyển kế tiếp
- Điều 119. Đơn giản hóa thủ tục trong vận chuyển hàng không
- Điều 120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam
- Điều 121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê
- Điều 122. Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không
- Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
- Điều 124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
- Điều 125.
- Điều 126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính
- Điều 127. Kiểm tra, thanh tra khai thác vận chuyển hàng không
- Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
- Điều 129. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
- Điều 130. Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
- Điều 131. Lập vận đơn hàng không
- Điều 132. Giấy tờ về tính chất của hàng hóa
- Điều 133. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa vận chuyển nhiều kiện hàng hóa
- Điều 134. Các trường hợp hàng hóa bị từ chối vận chuyển
- Điều 135. Trách nhiệm của người gửi hàng trong việc cung cấp thông tin
- Điều 136. Trả hàng hóa
- Điều 137. Quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc quan hệ với bên thứ ba
- Điều 138. Giá trị chứng cứ của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
- Điều 139. Quyền định đoạt hàng hóa
- Điều 140. Từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận
- Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp
- Điều 142. Thanh lý hàng hóa
- Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
- Điều 144. Vé hành khách, thẻ hành lý
- Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
- Điều 146. Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình
- Điều 147. Quyền của hành khách
- Điều 148. Nghĩa vụ của hành khách
- Điều 149. Vận chuyển hành lý
- Điều 150. Thanh lý hành lý
- Điều 151. Người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế
- Điều 152. Trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế
- Điều 153. Người nhận khiếu nại hoặc yêu cầu
- Điều 154. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhân viên, đại lý
- Điều 155. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại
- Điều 156. Người bị khởi kiện
- Điều 157. Vận chuyển bưu gửi
- Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, vật liệu phóng xạ
- Điều 160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách
- Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
- Điều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý
- Điều 163. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
- Điều 164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm
- Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
- Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 168. Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển
- Điều 169. Tiền trả trước
- Điều 170. Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển
- Điều 171. Quyền của nhân viên, đại lý của người vận chuyển khi bị khiếu nại
- Điều 172. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế
- Điều 173. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Điều 174. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
- Điều 175. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Điều 176. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
- Điều 177. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 178. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 179. Quyền khởi kiện để truy đòi của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 180. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
- Điều 181. Các trường hợp người khai thác tàu bay mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 182. Giải quyết bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổng giá trị thiệt hại thực tế vượt quá giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
- Điều 183. Các trường hợp người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 184. Miễn kê biên tiền bảo hiểm, tiền bảo đảm
- Điều 185. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
- Điều 186. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Điều 187. Áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
- Điều 188. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau
- Điều 189. Trách nhiệm liên đới
- Điều 190. An ninh hàng không
- Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
- Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không đối với chuyến bay
- Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 195. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 196. Chương trình, quy chế an ninh hàng không
- Điều 197. Trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng