Mục 1 Chương 7 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Hàng không dân dụng Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành
Mục 1. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN
Điều 160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách
Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.
Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại.
Trường hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.
3. Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
4. Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách giá dịch vụ[69] vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.
Điều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý
1. Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau:
a) Theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
b) Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
c) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;
d) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
2. Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
Điều 163. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
Người vận chuyển phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này.
Điều 164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển chậm, trừ trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại lý của mình không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.
2. Việc bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách xảy ra do lỗi của hành khách, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của hành khách; người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách nếu thiệt hại đó hoàn toàn do tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra.
3.[70] Người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa tương ứng với mức độ thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa;
b) Do quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa;
c) Do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;
d) Do lỗi của người gửi, người nhận hàng hóa hoặc do lỗi của người áp tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hóa.
4.[71] Người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành lý ký gửi tương ứng với mức độ thiệt hại do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hành lý ký gửi gây ra.
Điều 166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
1. Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;
b) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mươi đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;
c) Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; trường hợp hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế;
d) Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là mười bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa; trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hóa tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.
2. Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
3. Trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận chuyển chậm được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong trường hợp vận chuyển hàng hóa. Trường hợp phần hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm làm ảnh hưởng đến giá trị của các kiện hàng hóa khác trong cùng một vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa thì trọng lượng của toàn bộ các kiện hàng hóa được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.
4. Người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.
5. Người vận chuyển không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cố ý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải chứng minh được rằng nhân viên hoặc đại lý đó đã hành động khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
6. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mọi thỏa thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
2. Người vận chuyển có thể thỏa thuận với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng về các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao hơn các mức giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 166 của Luật này.
Điều 168. Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển
Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng phải bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển nếu gây thiệt hại cho người vận chuyển hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba mà người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường.
1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của hành khách thì người vận chuyển phải trả ngay một khoản tiền cho hành khách hoặc người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mức tiền trả trước này do người vận chuyển quyết định và được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
2. Khoản tiền trả trước theo quy định tại khoản 1 Điều này không phải là bằng chứng để xác định lỗi của người vận chuyển và được trừ vào số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển phải trả.
Điều 170. Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển
1. Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại.
2. Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng hóa, hành lý ký gửi, người có quyền khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây:
a) Bảy ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý;
b) Mười bốn ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa; hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng hóa;
c) Hai mươi mốt ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý hoặc hàng hóa trong trường hợp vận chuyển chậm.
3. Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận hoặc không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà không nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện.
4. Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển chỉ được thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Luật này.
5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng.
Điều 171. Quyền của nhân viên, đại lý của người vận chuyển khi bị khiếu nại
1. Trong trường hợp nhân viên, đại lý của người vận chuyển bị khiếu nại về bồi thường thiệt hại thì nhân viên, đại lý đó có quyền hưởng các giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển theo quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này nếu nhân viên, đại lý đó đã hành động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
2. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển, nhân viên, đại lý của người vận chuyển phải chịu không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Điều 172. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hóa theo lựa chọn của người khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam;
b) Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam;
c) Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.
2. Hợp đồng vận chuyển quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này là hợp đồng vận chuyển mà theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có địa điểm dừng thỏa thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải.
3. Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc bị thương thì ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện:
a) Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp bằng tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng giao kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận chuyển hành khách;
b) Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận chuyển khác có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam.
4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam.
Điều 173. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Các bên của hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh bằng Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.
2. Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, việc giải quyết bằng Trọng tài tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 172 của Luật này.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này được coi là một phần của bất kỳ điều khoản hoặc thỏa thuận trọng tài nào. Mọi điều khoản và thỏa thuận trọng tài trái với quy định này đều bị coi là vô hiệu.
Điều 174. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa là hai năm, kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất.
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Hàng không dân dụng Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 03/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 02/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
- Điều 7. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
- Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
- Điều 10. Thanh tra hàng không
- Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không[10] Giá dịch vụ phi hàng không bao gồm:
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
- Điều 14. Xóa đăng ký quốc tịch tàu bay
- Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
- Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
- Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
- Điều 18. Giấy chứng nhận loại
- Điều 19. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay
- Điều 20. Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay
- Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
- Điều 22. Người khai thác tàu bay
- Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
- Điều 24. Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
- Điều 25. Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay
- Điều 26. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay
- Điều 27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
- Điều 28. Các quyền đối với tàu bay
- Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
- Điều 30. Chuyển quyền sở hữu tàu bay
- Điều 31. Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay
- Điều 32. Thế chấp tàu bay
- Điều 33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
- Điều 34. Các khoản nợ ưu tiên
- Điều 35. Hình thức thuê, cho thuê tàu bay
- Điều 36. Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay
- Điều 37. Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay
- Điều 38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay
- Điều 39. Chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 40. Chuyển giao nghĩa vụ giữa quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và quốc gia của người khai thác tàu bay
- Điều 41. Đình chỉ thực hiện chuyến bay
- Điều 42. Yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 43. Tạm giữ tàu bay
- Điều 44. Bắt giữ tàu bay
- Điều 45. Khám xét tàu bay
- Điều 46. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển
- Điều 47. Cảng hàng không, sân bay
- Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
- Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
- Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
- Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 52. Đăng ký cảng hàng không, sân bay đang xây dựng
- Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 54. Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 55. Quy định chi tiết việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
- Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
- Điều 57.
- Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
- Điều 59. Cảng vụ hàng không
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 61. Hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 63. Doanh nghiệp cảng hàng không
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
- Điều 65. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 66. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
- Điều 67. Quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 68. Nhân viên hàng không
- Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
- Điều 70. Quy định chi tiết về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và cơ sở y tế giám định sức khỏe
- Điều 71. Thành phần tổ bay
- Điều 72. Tổ lái
- Điều 73. Tiếp viên hàng không
- Điều 74. Người chỉ huy tàu bay
- Điều 75. Quyền của người chỉ huy tàu bay
- Điều 76. Nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay
- Điều 77. Quyền lợi của thành viên tổ bay
- Điều 78. Nghĩa vụ của thành viên tổ bay
- Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
- Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 81. Cấp phép bay
- Điều 82. Điều kiện cấp phép bay
- Điều 83. Chuẩn bị chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau chuyến bay
- Điều 84. Yêu cầu đối với tàu bay và tổ bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam
- Điều 85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
- Điều 86. Khu vực nguy hiểm
- Điều 87. Bay trên khu vực đông dân
- Điều 88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
- Điều 89. Công bố thông tin hàng không
- Điều 90. Cưỡng chế tàu bay vi phạm
- Điều 91. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự
- Điều 92. Quản lý chướng ngại vật
- Điều 93. Quản lý tần số
- Điều 94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
- Điều 95. Bảo đảm hoạt động bay
- Điều 96. Dịch vụ không lưu
- Điều 97. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
- Điều 98. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
- Điều 99. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 100. Quy định chi tiết về bảo đảm hoạt động bay
- Điều 101. Thông báo tình trạng lâm nguy, lâm nạn
- Điều 102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 103. Trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 104. Sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 105. Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 106. Trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 107. Quyền của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
- Điều 108. Trách nhiệm thông báo và bảo vệ chứng cứ
- Điều 109. Kinh doanh vận chuyển hàng không
- Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
- Điều 111. Điều lệ vận chuyển
- Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
- Điều 113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
- Điều 114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
- Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
- Điều 116. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không
- Điều 117. Vận chuyển hỗn hợp
- Điều 118. Vận chuyển kế tiếp
- Điều 119. Đơn giản hóa thủ tục trong vận chuyển hàng không
- Điều 120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam
- Điều 121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê
- Điều 122. Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không
- Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
- Điều 124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
- Điều 125.
- Điều 126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính
- Điều 127. Kiểm tra, thanh tra khai thác vận chuyển hàng không
- Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
- Điều 129. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
- Điều 130. Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
- Điều 131. Lập vận đơn hàng không
- Điều 132. Giấy tờ về tính chất của hàng hóa
- Điều 133. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa vận chuyển nhiều kiện hàng hóa
- Điều 134. Các trường hợp hàng hóa bị từ chối vận chuyển
- Điều 135. Trách nhiệm của người gửi hàng trong việc cung cấp thông tin
- Điều 136. Trả hàng hóa
- Điều 137. Quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc quan hệ với bên thứ ba
- Điều 138. Giá trị chứng cứ của vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa
- Điều 139. Quyền định đoạt hàng hóa
- Điều 140. Từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận
- Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp
- Điều 142. Thanh lý hàng hóa
- Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
- Điều 144. Vé hành khách, thẻ hành lý
- Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
- Điều 146. Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình
- Điều 147. Quyền của hành khách
- Điều 148. Nghĩa vụ của hành khách
- Điều 149. Vận chuyển hành lý
- Điều 150. Thanh lý hành lý
- Điều 151. Người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế
- Điều 152. Trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế
- Điều 153. Người nhận khiếu nại hoặc yêu cầu
- Điều 154. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhân viên, đại lý
- Điều 155. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại
- Điều 156. Người bị khởi kiện
- Điều 157. Vận chuyển bưu gửi
- Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, vật liệu phóng xạ
- Điều 160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách
- Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
- Điều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý
- Điều 163. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
- Điều 164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm
- Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
- Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 168. Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển
- Điều 169. Tiền trả trước
- Điều 170. Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển
- Điều 171. Quyền của nhân viên, đại lý của người vận chuyển khi bị khiếu nại
- Điều 172. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế
- Điều 173. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Điều 174. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
- Điều 175. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Điều 176. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
- Điều 177. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 178. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 179. Quyền khởi kiện để truy đòi của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 180. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
- Điều 181. Các trường hợp người khai thác tàu bay mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 182. Giải quyết bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổng giá trị thiệt hại thực tế vượt quá giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay
- Điều 183. Các trường hợp người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 184. Miễn kê biên tiền bảo hiểm, tiền bảo đảm
- Điều 185. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
- Điều 186. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Điều 187. Áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
- Điều 188. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau
- Điều 189. Trách nhiệm liên đới
- Điều 190. An ninh hàng không
- Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
- Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không đối với chuyến bay
- Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 195. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 196. Chương trình, quy chế an ninh hàng không
- Điều 197. Trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng