ĐẤT XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG - THÍ NGHIỆM XUYÊN TIÊU CHUẨN (SPT)
Soil - Fiel testing method - Standard penetration test
1.1. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, viết tắt là SPT theo các từ tiếng Anh - Standard Penetration Test là một trong các phương pháp khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng các công trình khác nhau.
Thí nghiệm được tiến hành bằng cách đóng một mũi xuyên có dạng hình ống mẫu vào trong đất từ đáy một lỗ khoan đã được thi công phù hợp cho thí nghiệm. Quy cách mũi xuyên, thiết bị và năng lượng đóng đã được quy định. Số búa cần thiết để đóng mũi xuyên vào đất ở các khoảng độ sâu xác định được ghi lại và chỉnh lí. Đất chứa trong ống mẫu được quan sát, mô tải, bảo quản và thí nghiệm như là mẫu đất xáo động.
1.2. Sức kháng xuyên SPT, viết tắt là N30 là số búa cần thiết để đóng mũi xuyên vào trong đất nguyên trạng 30 cm với quy cách thiết bị và phương pháp thí nghiệm quy định như ở phần 2 và 3 của tiêu chuẩn này.
1.3. Thí nghiệm SPT nên được sử dụng khi khảo sát địa chất công trình trong điều kiện địa tầng phức tạp, phân bố luân phiên các lớp đất dính và đất rời hoặc bao gồm chủ yếu các lớp đất rời với độ chặt, thành phần hạt khác nhau.
1.4. Khối lượng cụ thể của thí nghiệm SPT và tương quan giữa SPT với các phương pháp khảo sát trong quá trình khảo sát được xác định theo các nguyên tắc chung của công ty khảo sát xây dựng.
1.5. Tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về thiết bị và phương pháp thực hành thí nghiệm khi khảo sát địa chất công trình. Giải thích, đánh giá và sử dụng kết quả thí nghiệm cho tính toán nền móng có thể tham khảo trong các phụ lục.
1.6. Thí nghiệm SPT phải do các kĩ thuật viên thành thục nghiệp vụ thực hiện và kết quả thí nghiệm cũng phải do những nhà chuyên môn có kinh nghiệm giải thích và đánh giá.
1.7. Tiêu chuẩn này được dùng kết hợp với các tiêu chuẩn đã ban hành sau:
TCVN 4419 : 1987 Khảo sát xây dựng. Nguyên tắc cơ bản
Phần 3: Khảo sát địa chất công trình
TCXD 160 : 1987 Khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết bị và thi công móng cọc
TCVN 2683 : 1991 Đất xây dựng - Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản.
TCXD 194 : 1997 Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa chất công trình.
2.1. Một bộ thí nghiệm SPT bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
2.1.1. Thiết bị khoan tạo lỗ
2.1.2. Đầu xuyên
2.1.3. Bộ búa đóng
2.2. Thiết bị khoan dùng để khoan tạo lỗ thí nghiệm. Có thể sử dụng bất cứ máy và phương pháp khoan nào miễn là hố khoan đạt yêu cầu kĩ thuật về đường kính, thành hố khoan ổn định, đảm bảo tối đa tính nguyên trạng của đất dưới đáy hố khoan và đạt được tới độ sâu cần thiết để thí nghiệm.
2.2.1. Đường kính hố khoan phải trong khoảng 55 - 163 mm.
2.2.2. Cần khoan thích hợp nhất cho thí nghiệm là cần có đường kính ngoài 42mm, trọng lượng 5.7kg/m.
2.3. Đầu xuyên là một ống thép có tổng chiều dài đến 810 mm, gồm ba phần: phần mũi, phần thân, phần đầu nối và được nối với nhau bằng ren. Quy cách cụ thể:
Đường kính ngoài, mm: 51,0 ± 1,5
Đường kính trong, mm: 38,0 ± 1,5
2.3.1. Phần mũi là phần dưới cùng của đầu xuyên dùng để cắt khi xuyên vào đất. Các đặc trưng cơ bản của mũi xuyên như sau:
Chiều dài, mm 25 ¸ 75
Đường kính trong, mm 35,0 ± 0,15
Bề dày lưỡi cắt, mm 2,5 ± 0,25
Góc vát lưỡi cắt, độ 16 ¸ 23
2.3.2. Phần thân của đầu xuyên dài 450 ¸ 750mm dùng để chứa đất khi mũi xuyên xuyên vào đất. Phần thân gồm 2 nửa bán nguyệt ốp lại thuận tiện cho thao tác tháo lắp khi lấy đất chứa trong chúng ra ngoài. Hai đầu của ốn
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 226:1999 về Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
- Số hiệu: TCXD226:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực