Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9352:2012

ĐẤT XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XUYÊN TĨNH

Soils - Method of cone penetration test

Lời nói đầu

TCVN 9352:2012 được chuyển đổi từ TCXD 174:2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9352:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐẤT XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XUYÊN TĨNH

Soils - Method of cone penetration test

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh và các kiến nghị sử dụng kết quả trong khảo sát địa chất công trình và phục vụ thiết kế nền móng.

1.2 Thí nghiệm xuyên tĩnh chỉ sử dụng trong đất dính và đất rời có hàm lượng các hạt lớn hơn 10 mm nhỏ hơn 25 %.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

2.1

Đầu xuyên (Penetration prope)

Bộ phận nhạy cảm với sức kháng của đất gồm mũi côn và măng xông đo ma sát.

2.2

Mũi côn (Cone tip)

Bộ phận tận cùng của đầu xuyên, có hình dạng nón, dùng để xác định sức kháng mũi côn qc.

2.3

Mũi côn cố định (Fixed cone tip)

Khi thí nghiệm xuyên thì mũi côn chuyển động đồng thời với các bộ phận khác của đầu xuyên và cần xuyên.

2.4

Mũi côn di động (Free cone tip)

Khi thí nghiệm xuyên thì chỉ mũi xuyên chuyển động, còn các bộ phận khác của đầu xuyên và cần ngoài đứng yên.

2.5

Mũi côn đơn giản (Simple cone tip)

Loại mũi côn mà phía trên chóp nón là phần hình trụ, có đường kính bằng đường kính đáy côn.

2.6

Mũi côn có áo bọc (Cone tip with adhesion jacket)

Loại mũi côn mà phía trên chóp nón là áo bọc, có chiều dài lớn hơn đường kính đáy mũi côn.

2.7

Măng xông đo ma sát (Friction sleeve surface)

Ống thép nằm ngang phía trên mũi côn, dùng để đo ma sát thành đơn vị.

2.8

Hệ thống cần xuyên ngoài (Outer rod)

Các ống rỗng, dùng để ấn định hướng đầu xuyên xuống đất và bảo vệ hệ thống cần trong hoặc cáp điện.

2.9

Cần trong (Inner rod)

Các cần đặc, dùng để ấn mũi côn xuống đất.

2.10

Bộ đo - ghi kết quả (Data logger)

Bao gồm bộ phận truyền thông tin từ mũi côn và măng xông đo ma sát (nếu có) lên mặt đất và bộ phận đo ghi kết quả.

2.11

Xuyên điện (Electric cone penetrometers)

Loại xuyên sử dụng bộ cảm biến lực điện gắn ở đầu xuyên. Các thông tin về lực được chuyển thành tín hiệu điện và truyền lên bộ đo - ghi qua các cáp điện trong cần xuyên.

2.12

Xuyên cơ học (Mechanical cone penetrometers)

Loại xuyên sử dụng hệ thống cần để truyền các thông tin về sức kháng xuyên lên mặt đất. Thiết bị đo sức kháng xuyên có thể là đồng hồ thủy lực hay võng kế hoặc thanh ứng biến.

2.13

Thiết bị tạo lực nén (Pushing equipment)

Thiết bị dùng để ấn tĩnh cần và đầu xuyên xuống đất. Đối trọng cho thiết bị tạo lực nén là neo hoặc tải

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9352:2012 về Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh

  • Số hiệu: TCVN9352:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản