Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
20TCN 21:1986
(THAY THẾ CHO 20TCN 21-72)
Nhóm H
(Ban hành kèm theo Quyết định số 299/BXD-KHKT)
1.1. Khi thiết kế các móng cọc của nhà và công trình cần phải tuân theo tiêu chuẩn này
Chú thích:
1. Móng cọc của các máy có tải trọng động phải thiết kế theo các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế móng máy có tải trọng động.
2. Móng cọc của nhà và công trình xây ở những nơi chưa ổn định về mặt địa chất (ở nơi có thể xuất hiện trượt, các-tơ) và trong những điều kiện đặc biệt, nên thiết kế có kể đến những yêu cầu bổ sung đối với việc xây dựng và sử dụng nhà và công trình ở những vùng nói trên.
1.2. Lựa chọn kết cấu móng (ví dụ nền cọc hoặc nền thiên nhiên, trên nền được gia cố bằng lèn chặt, hóa học hoặc bằng nhiệt v,v…) cũng như dạng cọc và kiểu móng cọc (ví dụ cọc đóng theo nhóm, theo hàng dài, trường cọc) phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của nơi xây dựng, được đặc trưng bảng tài liệu khảo sát kỹ thuật, trên cơ sở các kết quả so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án có thể của những giải pháp thiết kế móng, làm theo yêu cầu các quy tắc kỹ thuật và tiết kiệm các vật liệu xây dựng cơ bản.
1.3. Móng cọc nêu thiết kế trên cơ sở các kết quả điều tra địa chất công trình và địa chất thủy văn của vùng xây dựng theo như những yêu cầu của mục 3 thuộc tiêu chuẩn này, theo các số liệu về điều kiện khí hậu của nơi xây dựng cũng như theo đặc điểm của nhà và công trình được thiết kế và theo kinh nghiệm xây dựng của địa phương. Không cho phép thiết kế móng cọc mà không có cơ sở địa chất công trình thích hợp hoặc khi thiếu cơ sở địa chất công trình để lựa chọn kết cấu hợp lý của móng, dạng cọc và để xác định kích thước cọc.
1.4. Trong các bản vẽ thi công móng cọc phải chỉ rõ loại cọc, số lượng và các thông số của cọc (tiết diện và chiều dài cọc, sức chịu tải và tải trọng cho phép tương ứng của cọc), các thông số này không cần làm chính xác thêm bằng cách thử cọc trong đất trong quá trình xây dựng.
Chú thích:
Việc thử cọc, cọc ống hoặc móng cọc (ví dụ nhóm cọc), tiến hành trong quá trình xây dựng hoặc sau khi đã xây xong phải theo những yêu cầu của tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu nền và móng và theo sự nghiệm thu đưa vào sử dụng có sự kiểm tra của xí nghiệp xây dựng nhà và công trình, nhằm xác định chất lượng của móng cọc và sự phù hợp của móng với thiết kế cũng như để xác định sự tương ứng của điều kiện địa chất nơi xây dựng với tài liệu có được lúc thiết kế.
1.5. Trong những đề án móng cọc nên dự kiến việc đo thực tế biến dạng của nền và móng theo các mốc đặc biệt làm sẵn trong các trường hợp sau đây: Khi dùng các kết cấu mới cho nhà và công trình hoặc cho móng cọc mà chưa được nghiên cứu đầy dủ trong xây dựng hàng loạt; khi có nhiệm vụ đặc biệt, trong thiết kế có yêu cầu riêng về đo biến dạng nhằm nghiên cứu sự làm việc của nền, móng, kết cấu của nhà, công trình hoặc của thiết bị công nghệ. Việc chọn đối tượng để đo biến dạng cần phải được sự đồng ý của người giao thầu.
Chương trình và các kết quả đo đạc làm lúc xây dựng phải ghi trong tài liệu thiết kế và được chuyển cho cơ quan nghiệm thu sử dụng nhà hoặc công trình.
1.6. Các móng cọc dùng trong các điều kiện của môi trường ăn mòn phải được thiết kế theo các yêu cầu bổ sung của tiêu chuẩn bảo vệ kết cấu xây dựng chống ăn mòn, còn các kết cấu gỗ của móng cọc – cũng phải lưu ý các yêu cầu bảo vệ chúng chống mục, hỏng và các khuyết tật do mối mọt gây ra.
2.1. Trong tiêu chuẩn này khảo sát các loại cọc sau đây:
a) Cọc đóng làm bằng bê tông cốt thép và gỗ, hạ vào đất bằng búa, máy rung và bằng máy rung ép;
b) Cọc ống bằng bê tông cốt thép
c) Cọc nhồi bằng bê tông và bê tông cốt thép, làm lại chỗ trong đất;
<Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế
- 2Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 190:1996 về móng cọc thiết diện nhỏ - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 88:1982 về cọc – phương pháp thí nghiệm hiện trường
- 4Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 359:2005 về Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9361:2012 về công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10667:2014 về Cọc bê tông ly tâm - Khoan hạ cọc - Thi công và nghiệm thu
- 1Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế
- 2Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 190:1996 về móng cọc thiết diện nhỏ - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 88:1982 về cọc – phương pháp thí nghiệm hiện trường
- 4Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 359:2005 về Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9361:2012 về công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10667:2014 về Cọc bê tông ly tâm - Khoan hạ cọc - Thi công và nghiệm thu
Tiêu chuẩn ngành 20TCN 21:1986 về móng cọc
- Số hiệu: 20TCN21:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra