Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 194:1997

NHÀ CAO TẦNG - CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

1. Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn này định hướng cho việc lập đề cương khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công phần nền móng công trình nói chung và đặc biệt là cho nhà cao tầng.

- Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho công tác khảo sát địa kỹ thuật của nhà cao tầng.

2. Những khái niệm cơ bản

2.1. Công tác khảo sát địa kỹ thuật là công đoạn ban đầu được thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về nền đất của khu vực dự kiến xây dựng công trình, trong đó bao gồm điều kiện tự nhiên của các lớp đất cùng các thông số cơ học và vật lý của chúng dùng trong thiết kế nền móng công trình.

2.2. Đề cương khảo sát địa kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật nêu các yêu cầu về thành phần và khối lượng cần thực hiện trong quá trình khảo sát, quy định các tiêu chuẩn khảo sát và thí nghiệm trong phòng cũng như hiện trường.

2.3. Thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT) dùng để xác định các chỉ tiêu cường độ (sức kháng xuyên mũi, qc và ma sát bên, fs ) của đất theo độ sâu tại hiện trường bằng thiết bị chuyên dụng.

2.4. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) là thí nghiệm xuyên động thực hiện trong lòng hố khoan. Khi khoan đến độ sâu cần thực hiện thí nghiệm, thay cần khoan mũi bằng mũi xuyên tiêu chuẩn, tiến hành đóng và xác định số nhát đập cần thiết để mũi xuyên được cắm vào đất một khoảng 30cm. Thí nghiệm được xác định theo độ sâu của lớp đất mỗi lần thí nghiệm thu được chỉ số SPT (NSPT) và mẫu đất xáo động được lấy từ ống mẫu trong đầu xuyên. Thí nghiệm này còn dùng để xác định chiều sâu dừng khảo sát.

2.5. Thí nghiệm cắt cánh (Vane test) dùng để xác định sức kháng cắt không thoát nước của đất ở hiện trường, được sử dụng cho các lớp đất dính. Số liệu sức kháng cắt không thoát nước được dùng để thiết kế và tính toán trong quá trình thi công hố đào. Thí nghiệm này cũng có thể được thực hiện trong lòng hố khoan tại độ sâu khảo sát.

2.6. Thí nghiệm quan trắc nước dùng để xác định chế độ biến đổi mực nước dưới đất trong khu vực khảo sát, dùng phục vụ cho việc thiết kế thi công đào hố móng công trình và chọn công nghệ thi công cọc nhồi hoặc tường trong lòng đất. Chế độ nước trong đất được đo bằng hai loại thí nghiệm:

+ Đo mực nước mặt ( ống standpipe).

+ Đo áp lực nước lỗ rỗng( piezometer).

2.7. Nhiệm vụ kĩ thuật khảo sát địa kĩ thuật cho thiết kế và thi công nhà cao tầng do cơ quan thiết kế hoặc tư vấn lập, được thông qua cơ quan chủ quản của công trình và sau đó giao cho cơ quan khảo sát thực hiện.Trong nhiệm vụ khảo sát phải nêu rõ chi tiết các yêu cầu kĩ thuật cần thực hiện với mục đích cung cấp những thông tin đầy đủ nhất trong điều kiện kĩ thuật và kinh tế có thể về điều kiện đất nền cho phía thiết kế và thi công để đạt hiệu quả chất lượng tốt nhất với nền móng công trình.

3.  Yêu cầu đối với công tác khảo sát kĩ thuật.

3.1. Thành phần và khối lượng công tác khảo sát địa kĩ thuật để cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ cho thiết kế và thi công phần nền móng phụ thuộc vào điều kiện tải trọng (độ lớn và loại tải trọng), điều kiện công trình, kích thước công trình, việc đào hố móng làm tầng hầm hoặc đài cọc, các biện pháp thi công dự kiến,và khả năng ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

3.2. Do đặc điểm quan trọngcủa nền móng nhà cao tầng, nên các công tác sau đây cần được thực hiện :

3.2.1. Thí nghiệm hiện trường :

a) Khoan các hố khoan kĩ thuật để lấy mẫu đất nguyên dạng của các lớp đất dính và thực hiện thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) trong lòng hố khoan để xác định sức kháng xuyên của đất rời và lấy mẫu đất xáo động. Chiều sâu của các hố khoan được quy định thông qua các giá trị xuyên tiêu chuẩn. Tuỳ theo trường hợp công trình mà người thiết kế quy định vị trí dừng khoan phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật như sau :

+ 5m sau khi trị số sức kháng xuyên tiêu chuẩn NSPT đạt 50 nhát đập/30 cm (trong khoảng 5m tiếp theo NSPT > 50)

+ Đối với công trình có tải

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 194:1997 về nhà cao tầng - công tác khảo sát địa kỹ thuật

  • Số hiệu: TCXD194:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản