Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 195:1997

NHÀ CAO TẦNG- THIẾT KẾ CỌC KHOAN NHỒI
High rise building - Design of bored piles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế cọc nhồi, thi công bằng phương pháp khoan tạo lỗ và đổ bê tông tại chỗ.

2. Yêu cầu chung

2.1. Tính toán sức chịu tải của cọc phải được thực hiện theo trạng thái giới hạn của hai nhóm:

a) Nhóm thứ nhất:

- Về độ bền của kết cấu cọc;

- Về sức chịu tải của đất nền;

- Về ổn định của đất nền quanh cọc khi cọc chịu tải trọng ngang b) Nhóm thứ hai:

- Về độ lún của nền móng cọc do tải trọng thẳng đứng gây ra;

- Về chuyển vị của cọc (hướng thẳng đứng, nằm ngang và góc xoay của đầu cọc) cùng với đất nền do tác dụng của tải trọng thẳng đứng, tải trọng ngang và mômen;

- Về hình thành và mở rộng vết nứt trong các cấu kiện bê tông cốt thép của móng cọc.

- Đối với công trình xây chen, cần xét đến những yếu tố có ảnh hưởng bất lợi đến người và các công trình ở khu vực lân cận và dự kiến những biện pháp xử lí thích hợp.

3. Dự tính sức chịu tải của cọc

3.1. Vấn đề chung

a) Sức chịu tải của cọc được dự tính dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu đất trong phòng hoặc từ kết quả khảo sát bằng thiết bị thí nghịêm hiện trường.

b) Sức chịu tải của cọc bao gồm 2 thành phần: ma sát bên và sức chống dưới mũi cọc:

Qu = Qs + Qp                                      (1a)

Qu = Asfs +Apqp (1b)                           (1b)

Trong đó:

Qu - Sức chịu tải cực hạn của cọc;

Qs - Sức chịu tải cực hạn do ma sát bên;

Qp - Sức chịu tải cực hạn do mũi cọc;

fs- Ma sát bên đơn vị giữa cọc và đất;

qp- Cường độ chịu tải của đắt ở mũi cọc;

As- Diện tích của mặt bên cọc;

Ap- Diện tích mũi cọc.

c) Sức chịu tải cho phép của cọc tính theo công thức:

(2a)

(2b)

Trong đó:

FSs, FSp và FS là hệ số an toàn. Giá trị của FSs FSp hoặc FS được lựa chọn tuỳ theo phương pháp tính.

3.2. Đánh giá sức chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm trong phòng

a) Ma sát trên đơn vị diện tích mặt bên của cọc, fs, tính theo công thức:

fs=ca+ δv Ks tanja          (3)

Trong đó:

ca- Lực dính giữa cọc và đất;

δv - ứng suất theo phương thang đứng do tải trọng của cột đất;

Ks - Hệ số áp lực ngang trong đất;

ja - Góc ma sát giữa cọc và đất nền.

b) Cường độ chịu tải của đất ở mũi cọc, qp, tính theo Công thức:

qp = cNc + δvp Nq + dN         (4)

Trong

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 195:1997 nhà cao tầng - thiết kế cọc khoan nhồi

  • Số hiệu: TCXD195:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản