Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 139 : 1991

CÁT TIÊU CHUẨN ĐỂ THỬ XI MĂNG

Standard sand for cement testing

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 139: 1978

Tiêu chuẩn này quy định cát tiêu chuẩn dùng để thử cường độ xi măng theo TCVN 4029:  1985  -  TCVN  4032:  1985  là cát  thạch anh tự nhiên, khai  thác từ bãi cát  xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, được sàng lấy cỡ hạt từ 0,5mm đến 1mm, rửa sạch và phơi khô.

1. Yêu cầu kĩ thuật

1.1. Hàm lượng silic dioxit (SiO2) trong cát không nhỏ hơn 98,0%

1.2. Hàm lượng mất khi nung (MKN) không lớn hơn 0,30%.

1.3. Hàm lượng bụi và sét bẩn (S) trong cát không lớn hơn 1%.

1.4. Cỡ hạt cát được phân bố theo cấp phối sau:

Trên sàng 1 mm: 0,5 ± 0,5%

Tử 0,8 đến lmm: 5 ±2%

Tử 0,63 đến 0,8 mm: 45 ± 5%

Từ 0,50 đến 0,63 mm: 49 ± 5%

Phần lọt qua sàng tiêu chuẩn có kích thước mắt lưới 0,5mm không lớn hơn 8% so với độ ẩm đem thử.

1.5. Độ ẩm (W) của cát không lớn hơn 0,5%

1.6. Cát tiêu chuẩn khi xuất theo lô phải có giấy chứng nhận ghi rõ

Tên cơ sở sản xuất;

Số lô và số giấy chứng nhận lô;

Hàm lượng SiO2;

Hàm lượng mất khi nung;

Hàm lượng bụi và sét bẩn;

Cấp phối hạt;

Ngày kiểm tra và bao gói;

Số hiệu tiêu chuẩn này.

2. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

2.1. Cát tiêu chuẩn sản xuất ra phải được chia thành lô có khối lượng 2.500kg. Nếu  khối lượng ít hơn 2.500kg thì khối lượng đó cũng được coi là một lô đủ.

2.2. Mẫu để xác định các chỉ tiêu theo mục 1phải được lấy từ các bao: ở trên, giữa và dưới các chồng bao trong lô và phân bố đều trên mặt bằng kho chứa sao cho số bao đó đại diện cho cả lô.

Từ mỗi bao lấy một mẫu ban đầu và phải lấy ở phần trên, giữa và dưới của mỗi bao đó, khối lượng của mẫu không ít hơn 1kg. Gộp các mẫu ban đầu từ các bao lại ta có mẫu chung không ít hơn 16kg. Mẫu này phải được trộn đều rồi dùng phương pháp chia tư để lấy mẫu trung bình. Mẫu trung bình có khối lượng không ít hơn 4kg.

2.3. Từ mẫu trung bình chuẩn bị theo điều 2.2 bằng phương pháp chia t ra, lấy các mẫu thử để xác định cấp phối hạt, hàm lượng bụi và sét bẩn, độ ẩm và lấy ra 250g để xác định hàm lượng SiO2  và hàm lượng mất khi nung.

2.4. Mẫu trung bình dùng để thí nghiệm chuẩn bị theo điều 2.3 được lấy ra khoảng 50g cho vào cối sứ nghiền cho đến khi hạt cát lọt hết sàng có kích thước mắt lưới 0,2mm, sau đó trộn đều và bằng phương pháp chia tư lấy ra khoảng 10g, nghiền tiếp trong cối mã não thành bột mỉn có cỡ hạt 0,063mm để làm mẫu phân tích hoá học.

2.5. Trước khi xác định các chỉ tiêu kỹ thuật, mẫu được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 ± 50C cho đến khi khối lượng không đổi chênh lệch giữa hai phép cân không quá 5% và để nguội đến nhiệt độ phòng mới đem thử.

3. Phương pháp thử

3.1. Xác định hàm lượng mất khi nung (MKN).

3.1.1. Dụng cụ và thiết bị Lò nung 10000C;

Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002g;

Bình hút ẩm;

Chén sứ 30ml;

3.1.2. Tiến hành thử

Từ mẫu bột chuẩn bị theo điều 2.4 và đã sấy đến khối lượng không đổi, cân 1 gam mẫu chính xác đến 0,0002g cho vào chén sứ đã nung và cân đến khối lượng không đổi, cho vào lò nung ở nhiệt độ 950 – 10000C trong một giờ, lấy mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi mới đem cân. Tiếp tục nung và cân cho đến khi khối lượng mẫu không đổi.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN139:1991 về cát tiêu chuẩn để thử xi măng

  • Số hiệu: TCVN139:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản