Coffee and coffee products – Determination of the caffeine content using high performance liquid chromatography (HPLC) – Reference method
Lời nói đầu
TCVN 9723:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 20481:2008;
TCVN 9723:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÀ PHÊ VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CAFEIN BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) – PHƯƠNG PHÁP CHUẨN
Coffee and coffee products – Determination of the caffeine content using high performance liquid chromatography (HPLC) – Reference method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định hàm lượng cafein của: cà phê nhân; cà phê rang; cà phê hòa tan, loại thông thường và loại đã tách cafein; các sản phẩm cà phê hòa tan hỗn hợp (ví dụ: hỗn hợp cà phê/chicory (rễ rau diếp xoăn) hoặc đồ uống từ cà phê kiểu capuccino).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2230 (ISO 565), Sàng thử nghiệm – Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện – Kích thước lỗ danh nghĩa
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 5567 (ISO 3726), Cà phê hòa tan – Phương pháp xác định hao hụt khối lượng ở nhiệt độ 70 oC dưới áp suất thấp
TCVN 6928 (ISO 6673), Cà phê nhân – Xác định hao hụt khối lượng ở 105 oC
TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Pipet một mức
TCVN 7153 (ISO 1042), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Bình định mức
TCVN 9721 (ISO 11817), Cà phê rang xay – Xác định độ ẩm – Phương pháp Karl Fischer (Phương pháp chuẩn)
Cafein được chiết ra khỏi mẫu bằng nước 90 oC với sự có mặt của magie oxit. Sau khi lọc, hàm lượng cafein của dịch chiết được xác định bằng HPLC trên cột RP-18, dùng phương pháp rửa giải đẳng dòng, sử dụng detecter UV ở bước sóng khoảng 272 nm.
Khi thích hợp, hàm lượng cafein có thể tính theo chất khô và độ ẩm được xác định bằng phương pháp chuẩn phù hợp.
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước phù hợp với yêu cầu loại 1 của TCVN 4851 (ISO 3696) trừ khi có quy định khác.
4.1. Metanol, loại dùng cho HPLC.
4.2. Magie oxit (MgO), loại nặng, có chất lượng cao[1]
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng MgO rất quan trọng đối với tuổi thọ của cột phân tích, đặc biệt trong phân tích cà phê nhân. Lượng MgO được sử dụng tùy thuộc vào thiết bị và dạng sản phẩm cà phê. Dữ liệu về độ chụm trong Phụ lục A thu được bằng quy trình mô tả trong tiêu chuẩn này.
Việc xuất hiện các pic gây nhiễu trong sắc đồ có thể do hấp thụ không đúng. Trong trường hợp này, cần kiểm tra MgO đã sử dụng.
4.3. Cafein (1,3,7-trimetylxantin; 1,3,7-trimetyl-1H-purin-2,6(3H,7H)-dion; metyltheobrom; C8H10N4O2), dạng khan tinh kh
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9723:2013 (ISO 20481:2008) về Cà phê và sản phẩm cà phê- Xác định hàm lượng cafein bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) - Phương pháp chuẩn
- Số hiệu: TCVN9723:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực