- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000 : 2000) về hệ thống quản lý chất lượng cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2000 về hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14001:1998 (ISO 14001 : 1996) về hệ thống quản lý môi trường - Quy định và hướng dẫn sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 19011:2003 về hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9004:2000 (ISO 9004 : 2000) về Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 9001 : 2000 - TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
Guidelines on the application of TCVN ISO 9001 : 2000 for the food and drink industry
Lời giới thiệu
ISO 9001 : 2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu |
0.1 Khái quát Việc chấp nhận hệ thống quản lý chất lượng cần là một quyết định chiến lược của tổ chức. Việc thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phụ thuộc vào các nhu cầu khác nhau, các mục tiêu riêng biệt, các sản phẩm cung cấp, các quá trình được sử dụng, quy mô và cơ cấu của tổ chức. Tiêu chuẩn này không nhằm dẫn đến sự đồng nhất về cấu trúc của các hệ thống quản lý chất lượng hoặc của hệ thống tài liệu. Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng quy định trong tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu đối với sản phẩm. Thông tin ở "CHÚ THÍCH" là để giải thích hoặc làm rõ các yêu cầu. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho nội bộ tổ chức và bên ngoài tổ chức, kể cả các tổ chức chứng nhận, để đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu chế định và yêu cầu riêng của tổ chức. Các nguyên tắc quản lý chất lượng nêu trong TCVN ISO 9004 đã được xem xét khi xây dựng tiêu chuẩn này. 0.2 Cách tiếp cận theo quá trình Tiêu chuẩn này khuyến khích việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, thực hiện và nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nhằm thỏa mãn khách hàng qua việc đáp ứng yêu cầu của họ. Để hoạt động có hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lý nhiều hoạt động có liên quan mật thiết với nhau. Bất cứ hoạt động nào sử dụng nguồn lực và được quản lý nhằm chuyển hoá các đầu vào thành các đầu ra có thể được coi như một quá trình. Thông thường, đầu ra của một quá trình này sẽ trực tiếp là đầu vào của quá trình tiếp theo. Việc áp dụng hệ thống các quá trình trong một tổ chức, cùng với sự nhận biết các mối tương tác giữa các quá trình như vậy, và việc quản lý chúng, có thể được coi như "cách tiếp cận theo quá trình". Ưu thế của cách tiếp cận theo quá trình thể hiện thông qua việc kiểm soát sự tiến triển của quá trình để đưa ra mối liên hệ giữa những quá trình riêng biệt trong hệ thống, cũng như sự kết hợp và tương tác giữa các quá trình đó. Khi được sử dụng trong hệ thống quản lý chất lượng, cách tiếp cận trên nhấn mạnh tầm quan trọng của: a) việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu; b) sự cần thiết xem xét quá trình theo giá trị gia tăng; c) có được kết quả về tính hiệu lực và hiệu quả của quá trình; d) cải tiến liên tục quá trình trên cơ sở đo lường khách quan. Mô hình hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình nêu ở Hình 1 minh họa sự kết hợp các quá trình được trình bày trong điều 4 đến điều 8. Mô hình cho thấy khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các yêu cầu là đầu vào. Việc theo dõi sự thoả mãn của khách hàng đòi hỏi có sự đánh giá các thông tin liên quan đến sự chấp nhận của khách hàng, chẳng hạn như liệu các yêu cầu của khách hàng có được đáp ứng không. Mô hình nêu ở hình 1 không phản ánh chi tiết các quá trình, nhưng bao quát tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này. CHÚ THÍCH: Ngoài ra, phương pháp luận quen thuộc "Lập kế hoạch – Thực hiện - Kiểm tra - Hành động“ (PDCA) có thể áp dụng cho mọi quá trình. Có thể mô tả tóm tắt PDCA như sau: |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 38/2003/QĐ-BKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000 : 2000) về hệ thống quản lý chất lượng cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2000 về hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14001:1998 (ISO 14001 : 1996) về hệ thống quản lý môi trường - Quy định và hướng dẫn sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 19011:2003 về hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9004:2000 (ISO 9004 : 2000) về Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6844:2001 (ISO/IEC GUIDE 51:1999) về Hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiêu chuẩn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7367:2003 (ISO 15161 : 2001) về Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2000 trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7367:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực