PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - THIẾT BỊ PHANH CỦA Ô TÔ CON - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Braking devices of passenger cars - Requirements and test methods in type approval
Lời nói đầu
TCVN 7228 : 2002 được biên sọan trên cơ sở Quy định ECE 13-H.
TCVN 7228 : 2002 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 22 Phương tiện giao thong đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1.1 Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử áp dụng trong phê duyệt kiểu cho phanh của ô tô con (ô tô chở người có nhiều nhất 9 chỗ kể cả chỗ người lái; sau đây gọi tắt là xe).
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với:
1.2.1. xe có tốc độ thiết kế lớn nhất không vượt quá 25 km/h;
1.2.2. xe dành cho người lái tàn tật.
TCVN 6821:2001 (ISO611:1994) Phương tiện giao thông đường bộ - Phanh ô tô và moóc - Từ vựng. ECE 10 Uniform provisions concerning the approval of vehicles equipped with regard to electromagne- tic compatibility (Các điều khoản thống nhất trong phê duyệt kiểu xe về sự tương thích điện từ.).
ISO 9128:1987 Road vehicles - Graphical symbols to designate brake fluid types (Phương tiện giao thông đường bộ - Ký hiệu để biểu thị loại chất lỏng phanh).
Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
3.1. Phê duyệt kiểu xe (Approval of a vehicle):Phê duyệt một kiểu xe về phanh.
3.2. Kiểu xe (Vehicle type): Một loại xe, trong đó các xe không khác nhau về các mặt chủ yếu như:
3.2.1. Khối lượng lớn nhất, như được định nghĩa trong 3.11.
3.2.2. Phân bố khối lượng trên các trục. TCVN 7228:2002
3.2.3. Tốc độ thiết kế lớn nhất.
3.2.4. Kiểu khác của thiết bị phanh, cụ thể hơn là có, hoặc có khác biệt trong thiết bị phanh moóc, bán moóc, hoặc có hệ thống phanh điện.
3.2.5 Kiểu động cơ.
3.2.6 Số lượng và tỷ số truyền các tay số.
3.2.7 Tỷ số truyền cuối cùng của hệ truyền lực.
3.2.8 Kích cỡ lốp.
3.3. Thiết bị phanh (Braking equipment):Tổ hợp của các bộ phận có chức năng làm giảm dần tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng hẳn xe, hoặc giữ xe đứng yên khi xe đang đỗ; các chức năng này được quy định trong 5.1.2. Thiết bị phanh gồm phần điều khiển (Điều khiển phanh), phần dẫn động (Dẫn động phanh) và phần trực tiếp thực hiện phanh (Cơ cấu phanh).
3.4. Điều khiển phanh (Braking control):Phần nhận tác động trực tiếp từ người lái để cung cấp năng lượng cần thiết cho phanh đến dẫn động phanh, hoặc điều khiển năng lượng phanh. Năng lượng này có thể là năng lượng cơ bắp của người lái, hoặc năng lượng từ một nguồn khác do người lái điều khiển, hoặc sự kết hợp các dạng năng lượng khác nhau này.
3.5. Dẫn động phanh (Braking transmission):Tổ hợp các bộ phận nằm giữa điều khiển phanh và cơ cấu phanh và liên kết chúng theo chức năng. Dẫn động phanh có thể là cơ khí, thủy lực, khí nén, điện hoặc kết hợp các dạng trên. Khi năng lượng phanh được lấy hoặc được bổ trợ từ một nguồn năng lượng độc lập với người lái nhưng do người lái điều khiển thì bộ phận dự trữ năng lượng trong hệ thống cũng là một phần của dẫn động phanh.
Dẫn động phanh được chia làm hai chức năng độc lập: dẫn động điều khiển và dẫn động năng lượng. Trong tiêu chuẩn này, khi thuật ngữ “ dẫn động phanh“ được sử dụng riêng biệt sẽ có nghĩa bao gồm cả “ dẫn động điều khiển“ và “ dẫn động năng lượng“ .
3.5.1. Dẫn động điều khiển (Control transmission): Tổ hợp các bộ phận của dẫn động phanh, điều khiển hoạt động của các cơ cấu phanh, bao gồm cả c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7340:2003 (ISO 7656:1993) về phương tiện giao thông đường bộ – mã kích thước ô tô chở hàng do Bộ Khoa học và Công nghệ
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7338:2003 (ISO 6725 : 1981)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7226:2002 về phương tiện giao thông đường bộ - lốp hơi ôtô con và moóc kéo theo – yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hanh
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6444:1998 (ISO 6597 : 1980) về phương tiện giao thông đường bộ - hệ thống phanh của ôtô khách - đo tính năng kỹ thuật của phanh
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5658:1999 về Ô tô - Hệ thống phanh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7773-2:2007 (ISO 11841-2 : 2000) về Phương tiện giao thông đường bộ và động cơ đốt trong - Từ vựng về bộ lọc - Phần 2: Định nghĩa về các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc
- 1Quyết định 20/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7340:2003 (ISO 7656:1993) về phương tiện giao thông đường bộ – mã kích thước ô tô chở hàng do Bộ Khoa học và Công nghệ
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7338:2003 (ISO 6725 : 1981)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7226:2002 về phương tiện giao thông đường bộ - lốp hơi ôtô con và moóc kéo theo – yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hanh
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6821:2001 (ISO 611 : 1994) về phương tiện giao thông đường bộ - phanh ôtô và móc - từ vựng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ba
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6444:1998 (ISO 6597 : 1980) về phương tiện giao thông đường bộ - hệ thống phanh của ôtô khách - đo tính năng kỹ thuật của phanh
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5658:1999 về Ô tô - Hệ thống phanh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7773-2:2007 (ISO 11841-2 : 2000) về Phương tiện giao thông đường bộ và động cơ đốt trong - Từ vựng về bộ lọc - Phần 2: Định nghĩa về các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7228:2002 về phương tiện giao thông đường bộ - thiết bị phanh của ôtô con – yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7228:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực