Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7202 : 2002

PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG –

MÃ VẠCH 3.9 - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Automatic identification and data capture –

 Bar code 3.9 - Specification

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật, cấu trúc, phương thức mã hóa ký tự dữ liệu và các yêu cầu về kích thước đối với mã vạch 3.9.

1.2 Mã vạch 3.9 có thể sử dụng để thể hiện mã số, hoặc một mã gồm cả chữ lẫn số. Mã vạch 3.9 được sử dụng để phân định các đối tượng cần phân định tự động trong quản lý vật phẩm, con người hoặc quá trình.

1.3 Mã vạch 3.9 không dùng để thể hiện các loại mã số thương phẩm toàn cầu (Global Trade Item Number - GTIN) cũng như mã địa điểm toàn cầu (GLN).

2 Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6382:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch tiêu chuẩn 13 chữ số (EAN-VN 13) - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6383:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch tiêu chuẩn 8 chữ số (EAN-VN 8) - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6513:1999 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch ITF - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6755:2000 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch EAN.UCC 128 - Qui định kỹ thuật.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa có liên quan như đã quy định trong các tiêu chuẩn viện dẫn ở điều 2.

4 Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Các đặc trưng của mã vạch 3.9

4.1.1 Mã vạch 3.9 là một hình chữ nhật cấu thành từ nhiều vạch tối và sáng đặt song song và vuông góc với một đường cơ sở tưởng tượng; ở bên phải và bên trái hình chữ nhật có hai vùng trống.

4.1.2 Mã vạch 3.9 có khả năng mã hóa tập hợp ký tự sau:

1) Các chữ cái và chữ số toàn bộ từ A đến Z và từ 0 đến 9 (bao gồm các ký tự ASCII từ 65 đến 90 và từ 48 đến 57, theo ISO 646 kể cả các giá trị biên);

2) Các ký tự đặc biệt: khoảng trống $ % + - . / (tương ứng với các ký tự ASCII 32, 36, 37, 43, 45, 46 và 47, theo ISO 646);

3) Ký tự bắt đầu, kết thúc

4.1.3 Mã vạch 3.9 có kiểu mã rời rạc. Mỗi ký tự mã hóa được cấu thành từ 9 vạch, bao gồm 3 vạch rộng và 6 vạch hẹp, trong đó có 5 vạch tối và 4 vạch sáng. Nguyên tắc mã hóa này áp dụng cả với các ký tự bắt đầu và ký tự kết thúc.

4.1.4 Mỗi ký tự của mã vạch được cấu thành từ 13 đến 16 đơn vị, bao gồm cả khoảng trống giữa các ký tự nhỏ nhất, tùy thuộc vào tỷ lệ rộng/hẹp. Có hai loại vạch (cho cả vạch tối và vạch sáng): loại vạch rộng có số môđun bằng hai đến ba vạch hẹp.

4.1.5 Mã vạch 3.9 được thiết kế để máy quét có khả năng giải mã theo hai hướng (từ trái sang phải hoặc ngược lại).

4.1.6 Mã vạch 3.9 có thể có một ký tự kiểm tra, tùy chọn (xem phụ lục A).

4.1.7 Mã vạch 3.9 không có chiều dài cố định, có thể thay đổi chiều dài tùy thuộc chuỗi dữ liệu có khả năng mã hóa.

4.1.8 Trước và sau mã vạch 3.9 có vùng trống để phân cách. Với một chiều dài dữ liệu nhất định, độ lớn (cỡ) của mã vạch thay đổi trong giới hạn của độ phóng đại để tương thích với nhiều mức chất lượng của quá trình in mã.

4.1.9 Vùng không chứa dữ liệu: tương đương với 2 ký tự mã.

4.2 Cấu trúc của ký tự mã

Theo hình 1, các ký tự mã vạch 3.9 sẽ bao gồm:

a) Vùng trống trước;

b) Ký tự bắt đầu;

c) Một hay nhiều ký tự mã thể hiện dữ liệu (bao gồm cả ký tự kiểm tra mã, nếu có);

d) Ký tự kết thúc;

e) Vùng trống sau.

f) Khoảng trống giữa các ký tự: để phân tách các ký tự trong phạm vi ký tự mã.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7202:2002 về Phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Mã vạch 3.9 - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN7202:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản