Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7026:2002

ISO 7165:1999

CHỮA CHÁY - BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY - TÍNH NĂNG VÀ CẤU TẠO

Fire fighting - Portable fire extinguishers - Performance and construction

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chủ yếu để đảm bảo an toàn, độ tin cậy và tính năng của các bình chữa cháy xách tay.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bình chữa cháy khi nạp đầy có khối lượng tổng lớn nhất là 20 kg.

Chú thích - Trong một số trường hợp, có thể chấp nhận các bình chữa cháy có khối lượng tổng khi đã nạp đầy tới 25 kg.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 3130 : 1975 Determination of moisture content for physical and mechanical tests (Gỗ - Xác định hàm lượng ẩm cho các thử nghiệm vật lý và cơ học).

TCVN 4878:1989 (ISO 3941:1977) Phân loại cháy (Classifications of fires).

ISO 4892-2 : 1994 Plastics - Methods of exposure to laboratory light sources - Part 2: Xenon-arc sources (Chất dẻo - Phương pháp phơi ra nguồn sáng trong phòng thí nghiệm - Phần 2- Nguồn hồ quang xenon).

TCVN 6100 : 1996 (ISO 5923 : 1989) Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Cacbon dioxit (Fire protection - Fire extinguishing media - Carbon dioxide).

TCVN 6102:1996 (ISO 7202:1987) Phòng cháy - Chất chữa cháy - Bột (Fire protection - Fire extinguishing media - Powder).

ISO 7203 : (tất cả các phần) Fire extinguishing media - Foam concentrates (Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy đậm đặc).

ISO 9227 : 1990 Corrosion tests in artificial atmospheres - Salt sparay tests (Thử ăn mòn trong môi trường nhân tạo - Thử phun muối).

ISO 14520 (tất cả các phần) Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design (Hệ thống chữa cháy bằng khí - Các tính chất vật lý và kết cấu của hệ thống).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Phân loại đám cháy (Classification of fires)

3.1.1. Loại A (Class A)

Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo thành than hồng.

3.1.2. Loại B (Class B)

Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được.

3.1.3. Loại C (Class C)

Đám cháy của các chất khí (gas).

3.1.4. Loại D (Class D)

Đám cháy của kim loại.

3.2. Bình chữa cháy xách tay (Portable extinguisher)

Thiết bị xách tay đựng chất chữa cháy để phun vào đám cháy bằng tác động của áp suất khí bên trong việc phun chất chữa cháy có thể được thực hiện bằng:

- khi đẩy nén trực tiếp trong bình (áp suất bên trong bình đựng chất chữa cháy là không đổi);

- hoạt động của chai khí đẩy (sự tăng áp tại thời điểm sử dụng bằng cách giải phóng khí có áp từ một chai chứa riêng có áp suất cao).

3.3. Chất chữa cháy (Extinguishing medium)

Chất chứa trong bình chữa cháy dùng để dập tắt đám cháy.

3.4. Lượng nạp của bình chữa cháy (Charge of extinguisher)

Khối lượng hoặc thể tích của chất chữa cháy chứa trong bình chữa cháy tính theo đơn vị thể tích (lít) đối với bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước và theo đơn vị khối lượng (kilogam) đối với các bình chữa cháy khác.

3.5. Áp suất làm việc, Ps (Servire pressure)

Áp suất cân bằng trong một bình chữa cháy được nạp và nén với áp suất một cách bình thường và được ổn nhiệt ở nhiệt độ 200C trong thời gian ít nhất là 18 giờ.

3.6. Áp suất lớn nhất, Pms (Maximum servire pressure)

Áp suất cân bằng trong một bình chữa cháy được nạp và nén với áp suất bình thường và được ổn định nhiệt ở nhiệt độ 600C trong thời gian ít nhất là 18 giờ.

3.7. Sự phun hết (Complete discharge)

Thời điểm trong quá trình phun của một bình chữa cháy khi áp suất bên trong bình cân bằng với áp suất bên ngoài và van điều khiển được mở hoàn toàn.

3.8. Thời gian phun có hiệu quả (Effective discharge time)

Thời gian từ lúc bắt đầu phun chất chữa cháy tại vòi phun được mở hoàn toàn tới điểm khí của dòng phun.

3.9. Bình chữa cháy nạp lại được (Rechargeable extinguisher)

Bình chữa cháy được thiết kế để nạp lại được sau khi đã sử dụng.

3.10. Bình chữa cháy không nạp lại được (Disposable extinguishers, non-rechargeable extinguisher)

Bình chữa cháy được thiết kế để không nạp lại được ở hiện trường hoặc tại nhà máy chế tạo mà phải loại bỏ sau khi sử dụng.

3.11. Tỷ trọng nạp (Fill density)

Khối lượng nạp tính theo kilogam của chất chữa cháy trên một lít dung tích của bình chữa cháy được lắp đặt hoàn chỉnh vớ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7026:2002 (ISO 7165:1999)về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN7026:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 07/08/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản