Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6101:1996
ISO 6183:1990

THIẾT BỊ CHỮA CHÁY – HỆ THỐNG CHỮA CHÁY CACBON DIOXIT THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT
Fire protection equipment Carbon Dioxide extinguishing systems for use on premises Design and Installation

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về thiết kế và lắp đặt những hệ thống chữa cháy cacbon dioxit cố định sử dụng trong nhà. Những yêu cầu này không áp dụng đối với các hệ thống chữa cháy trên tàu thủy, máy bay, trên xe chữa cháy lưu động, hoặc cho các hệ thống dưới lòng đất trong công nghiệp khai mỏ, cũng như đối với các hệ thống làm trơ trước bằng cacbon dioxit.

Tiêu chuẩn này không quy định thiết kế các hệ thống dùng ở nơi có chỗ hở không đóng kín được vượt quá diện tích đã quy định và ở nơi mà chỗ hở có thể chịu ảnh hưởng do tác động của gió. Hướng dẫn chung về các thủ tục phải tuân thủ trong các trường hợp như vậy được trình bày trong 15.6.

2. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN

ISO 1182:1983 – Thử cháy – Vật liệu xây dựng – Thử khả năng không cháy.

ISO 4200:1985 - Ống thông thường và ống thép, hàn và không hàn – Các bảng tổng quát về kích thước và khối lượng trên một đơn vị chiều dài.

ISO 834:1975 – Thử tính chịu lửa – Cấu kiện của vật liệu xây dựng.

TCVN 6100:1996 (ISO 5923:1984) – Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Cacbon dioxit.

3. ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit

Nguồn cung cấp cacbon dioxit cố định được nối thường xuyên với hệ thống dẫn cố định có các đầu phun được bố trí để xả cacbon dioxit vào diện tích phải bảo vệ sao cho đạt được nồng độ dập tắt đám cháy theo thiết kế.

3.2. Hệ thống chữa cháy thể tích

Nguồn cung cấp cacbon dioxit cố định được nối thường xuyên với hệ thống dẫn cố định có các đầu phun được bố trí để xả cacbon dioxit vào một không gian bao quanh vùng nguy hiểm cháy sao cho duy trì được nồng độ dập tắt đám cháy.

3.3. Hệ thống chữa cháy cục bộ

Nguồn cung cấp cacbon dioxit cố định được nối thường xuyên với hệ thống dẫn cố định có các đầu phun được bố trí để xả cacbon dioxit trực tiếp vào vật liệu cháy hay chỗ xảy ra cháy.

3.4. Điều khiển tự động

Thực hiện chức năng không có sự can thiệp của con người.

3.5. Thiết bị điều khiển

Thiết bị để điều khiển chuỗi các sự kiện dẫn đến sự xả cacbon dioxit.

3.6. Điều khiển bằng tay

Thực hiện một chức năng có sự can thiệp của con người.

3.7. Cơ cấu điều khiển

Một thành phần nào đó tham gia vào khâu giữa sự khởi động của hệ thống và sự xả cacbon dioxit.

3.8. Xả cacbon dioxit

Mở bình chứa và các van lựa chọn dẫn đến sự xả cacbon dioxit vào khu vực bảo vệ.

3.9. Thời gian duy trì

Thời gian mà cacbon dioxit tồn tại ở nồng độ theo thiết kế bao trùm khu vực nguy hiểm cháy.

3.10. Tổ chức và cá nhân có thẩm quyền

Tổ chức, cơ quan hay cá nhân chịu trách nhiệm về duyệt thiết bị, lắp đặt, biện pháp thi công hoặc thiết kế hệ thống.

3.11. Van lựa chọn

Thiết bị để điều khiển lưu thông của cacbon dioxit qua đường ống phân phối dẫn khí trực tiếp tới vùng bảo vệ được lựa chọn trước.

4. CACBON DIOXIT

Chất chữa cháy được sử dụng là cacbon dioxit phù hợp với những yêu cầu của TCVN 6100:1996

(ISO 5923:1984).

Những thôn tin khác về cacbon dioxit và áp dụng cacbon dioxit được nêu ở Phụ lục C.

5. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6101:1996 (ISO 6183:1990) về thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit - Thiết kế và lắp đặt

  • Số hiệu: TCVN6101:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản