Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 216 : 1998

(ISO 8421-4 : 1990)

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - TỪ VỰNG - THIẾT BỊ CHỮA CHÁY
Fire protection - Vocabulary - Fire extinction equipment

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ và định nghĩa có liên quan tới:

- Các chất chữa cháy;

- Bình chữa cháy di động;

- Hệ thống chữa cháy cố định.

Phần 1 của ISO 8421-1 đưa ra các thuật ngữ chung. Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.

2. Các tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4878 : 1989 - Phân loại cháy

(ISO 3941 : 1977)

ISO 7201 : 1982 - Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy hydrocacbon halogenua

ISO 8421-1 : 1987 - Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Phần 1: Các thuật ngữ chung và hiện tượng cháy.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Các chất chữa cháy

3.1.1. Chất tạo bọt đậm đặc chịu cồn: alcohol resistant foam concentrate

Chất tạo bọt đậm đặc sử dụng để dập các đám cháy của nhiên liệu dễ tan trong nước (chất lỏng có cực) và các đám cháy của các nhiên liệu khác có khả năng phá hủy bọt chữa cháy thông thường.

3.1.2. Chất tạo bọt đậm đặc tạo màng nước mỏng - aqueous film forming foam (AFFF) concentrate

Chất tạo bọt đậm đặc tạo màng nước mỏng nổi trên bề mặt của hydrocacbon trong điều kiện nhất định.

3.1.3. Thời gian bắt cháy trở lại - burn back time

Thời gian để cháy trở lại toàn bộ hoặc một phần đám cháy đã bị phủ bằng chất bọt.

3.1.4. Cacbondioxyt - carbon dioxide

Hợp chất hóa học CO2 được sử dụng như một chất chữa cháy.

3.1.5. Bọt hóa học - chemical foam

Bọt chữa cháy được tạo ra do phản ứng giữa dung dịch muối kiềm với dung dịch axít có trộn thêm chất ổn định bọt.

3.1.6. Tỉ lệ nồng độ (của một dung dịch tạo bọt) - concentration ratio (of foam solution)

Tỉ lệ giữa khối tích chất tạo bọt đậm đặc với khối tích của dung dịch tạo bọt.

3.1.7. Tỉ lệ sử dụng tới hạn của dung dịch tạo bọt - critical rate of application of a foam solution

Tỉ lệ sử dụng (3.1.24) nhỏ nhất theo lý thuyết của dung dịch tạo bọt để dập tắt một đám cháy.

3.1.8. Ứng suất cắt tới hạn của bọt - critical shear stress of a foam

Ứng suất cắt nhỏ nhất giữa các bọt trong khối bọt, giá trị của ứng suất này có liên quan đến độ nhớt của bọt, độ ổn định và tính lan toả.

3.1.9. Thời gian tiết nước của bọt - drainage time of foam

Thời gian cần thiết để có được một phần chất lỏng nhất định tiết ra từ khối bọt.

3.1.10. Độ nở của bọt - expansion ratio a foam.

Tỉ lệ giữa khối tích bọt thu được và khối tích dung dịch tạo bọt đã dùng.

3.1.11. Bọt chữa cháy - extinguishing foam

Chất chữa cháy bao gồm một khối lượng bọt tạo ra từ dung dịch tạo bọt bằng phương pháp cơ học hay hóa học.

3.1.12. Bột chữa cháy - extinguishing powder

Chất chữa cháy tạo thành bởi các sản phẩm chất rắn đã được tán nhỏ.

Chú thích: Các chữ cái (A, B, C hoặc D) thường đứng sau thuật ngữ “Bột chữa cháy” phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4878 : 1989 “Phân loại cháy”.

3.1.13. Chất tạo bọt đậm đặc floprotein - fluoprotein foam concentrate

Chất tạo bọt đậm đặc protein được trộn thêm hóa chất flo hoạt tính bề mặt.

3.1.14. Tính tương hợp của bọt - foam compatibility

Khả năng duy trì tác dụng của bọt khi được sử dụng đồng thời với chất chữa cháy khác (như bột chữa cháy chẳng hạn) trong một đám cháy.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 216:1998 về phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thiết bị chữa cháy

  • Số hiệu: TCXD216:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản