Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - TỪ VỰNG - THUẬT NGỮ CHUYÊN DÙNG CHO PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN VÀ XỬ LÝ VẬT LIỆU NGUY HIỂM
Fire protection - Vocabulary - Terms specific to fire-fighting, rescue services and handling hazardous materials
Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lí vật liệu nguy hiểm. Các thuật ngữ được xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.
ISO 8421-1 : 1987. Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Các thuật ngữ chung về hiện tượng cháy
ISO 8421-2 : 1987. Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Phòng cháy chữa cháy kết cấu công trình
TCXD 215-1998 (ISO 8421-3 : 1989). Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Phát hiện cháy và báo động cháy
TCXD 216-1998 (ISO 8421-4 : 1989). Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Thiết bị chữa cháy
ISO 8421-5 : 1988. Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Kiểm soát khói
3.1. Tổ chức, phương án điều hành, thông tin liên lạc
3.1.1. Tổ chức
3.1.1.1. Báo động cháy - alarm of fire
Việc thông báo có cháy do người hoặc thiết bị tự động thực hiện (xem TCXD 215 : 1998 ISO 8421-3).
3.1.1.2. Thời gian chạy đến đám cháy - attendance time
Khoảng thời gian từ khi nhận được tin báo cháy hoặc trường hợp khẩn cấp khác đến khi lực lượng, phương tiện chữa cháy đến được hiện trường.
3.1.1.3. Phiếu điều phối - dispatch card
Xem phiếu dự trù (3.1.1.29).
3.1.1.4. Tháp tập luyện - drill tower
Nhà cao kiểu tháp chủ yếu được dùng cho đội chữa cháy tập luyện và để phơi khô vòi chữa cháy.
3.1.1.5. Tin báo khẩn cấp - emergency call
Báo có cháy hoặc các trường hợp khẩn cấp khác mà đội chữa cháy nhận được.
3.1.1.6. Số máy khẩn cấp - emergency number
Số điện thoại đặc biệt được dùng để liên lạc với trạm dịch vụ cấp cứu.
3.1.1.7. Báo động giả - false alarm
Việc gọi khẩn cấp diễn ra khi không có hoặc đã không có sự khẩn cứu.
Chú thích: Xem thêm thuật ngữ 3.1.1.8, 3.1.1.9 và 3.1.1.10.
3.1.1.8. Báo động giả ác ý - false alarm, malicious
Báo động giả phát ra do một người biết rằng không có hoặc đã không có sự khẩn cứu.
3.1.1.9. Báo động giả với dụng ý tốt - false alarm with good intent
Báo động giả phát ra do một người với dụng ý tốt tin rằng có hoặc đã có cháy hoặc có sự cố khẩn cứu.
3.1.1.10. Báo động giả, do hỏng hóc hệ thống - false alarm, system failure
Báo động giả từ thiết bị hỏng hóc phát ra.
3.1.1.11. Báo động cháy - fire alarm
Xem báo động cháy (3.1.1.1).
3.1.1.12. Đội chữa cháy - fire brigade
Tổ chức gồm những người được huấn luyện, có phương tiện và thiết bị để dập tắt các đám cháy và các trường hợp khẩn cứu khác.
3.1.1.13. Nhiệm vụ đội chữa cháy - fire brigade responsibilities
Thuật ngữ chung để chỉ các hoạt động của đội chữa cháy có thể bao gồm cả việc cứu nạn (có thể kể cả cấp cứu y tế), chữa cháy, cứu khỏi hỏa hoạn và phòng cháy.
3.1.1.14. Đội chữa cháy chuyên trách - fire brigade, private
Đội chữa cháy được thành lập và cấp kinh phí trong khuôn khổ một tổ chức để đảm bảo việc phòng cháy chữa cháy đối với tài sản và con người của tổ chức đó.
3.1.1.15. Đội chữa cháy chuyên nghiệp - fire brigade, public
Đội chữa cháy được điều hành
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7026:2002 (ISO 7165:1999)về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6305-1:2007 (ISO 6182-1 : 2004) về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động - Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5740:2009 về Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy - Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su
- 1Quyết định 212/QĐ-BXD năm 2013 hủy bỏ Tiêu chuẩn ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 215:1998 về phòng cháy chữa cháy – từ vựng – phát hiện cháy và báo động cháy
- 3Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 216:1998 về phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thiết bị chữa cháy
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7026:2002 (ISO 7165:1999)về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6305-1:2007 (ISO 6182-1 : 2004) về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động - Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5740:2009 về Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy - Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 217:1998 về phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm
- Số hiệu: TCXD217:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra