Surgical forceps
Tiêu chuẩn này áp dụng cho kẹp phẫu tích các dạng, có mỏ hoặc có răng, dùng trong phẫu thuật tại các cơ sở y tế. Sau đây gọi tắt là kẹp.
ISO 683 – 13 : 1986 Thép ram cao su sau khi tôi, thép hợp kim và thép dễ cắt – Thiết không gỉ gia công áp lực.
TCVN 1766 – 75 Thép các bon kết cấu chất lượng tốt – Mác thép và yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5023 – 89 Bảo vệ ăn mòn – Lớp mạ niken-crom và đồng-niken-crom.
TCVN 257 – 85 Kim loại – Xác định độ cứng theo phương pháp Rocven – Thang A, B và C.
TCVN 5764 : 1993 Dụng cụ y tế bằng kim loại – Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử.
3. Hình dáng và kích thước cơ bản
3.1. Minh họa kẹp dạng thẳng có mỏ hoặc có răng được nêu trên hình 1.
3.2. Chiều dài kẹp tùy theo yêu cầu sử dụng mà quy định hợp lý từ 10 cm đến 25 cm.
Kẹp được làm bằng thép không gỉ 4 (ISO 683-13 : 1986) hoặc bằng thép cacbon kết cấu có hàm lượng cacbon từ 0,45 ÷ 0,55 % theo TCVN 1766-75.
Cho phép thay thế bằng các loại vật liệu khác có cơ tính sau nhiệt luyện không thấp hơn so với mác thép quy định trên.
5.1. Hai vế kẹp được ghép với nhau chắc chắn. Chỗ ghép nối không được có vết nứt, rỗ. Độ chênh chiều dài của hai về kẹp không được lớn hơn 0,25 mm.
5.2. Khi đầu hai vế kẹp tiếp xúc nhau, hai vế phải là hình cung đối xứng qua tâm kẹp, khe hở mặt trong phần giữa cán tay cầm từ 3 đến 6 cm. Khi mở ra về vị trí ban đầu, không có hiện tượng biến hình.
5.3. Đối với kẹp có mỏ: mỏ kẹp phải ăn khớp nhau hoàn toàn (hình 1a) khe hở hai mỏ khi kẹp chặt cho phép không lớn hơn 0,1 mm. Mỏ lõm không được rách tại vị trí đỉnh nhọn.
5.4. Đối với kẹp có răng: Răng kẹp phải thẳng, đều, nhẵn, không có bavia. Đỉnh răng không được thấp hơn mặt bằng phía trong của kẹp. Khi hai vế kẹp đóng lại, không ít hơn 2/3 số răng kẹp phải ăn khớp kín, các răng kẹp không được há ra (hình 1.b).
5.5. Phần nhám tay cầm của hai vế kẹp phải đều, không có bavia. Sai lệch về chiều dài của phần nhám ở hai vế kẹp không lớn hơn một bước nhám.
5.6. Đối với kẹp bằng thép cacbon, toàn bộ bề mặt phải được mạ niken-crom dày 13 ÷ 15 µm. Bề mặt lớp mạ sáng, bóng đều, không bong tróc hoặc châm kim.
5.7. Bề mặt kẹp được gia công nhẵn bóng, trên bề mặt kẹp không có vết xướt, rỗ, nứt. Độ nhám bề mặt kẹp phải đạt như sau:
- mặt ngoài - mặt trong - mặt răng đầu kẹp | : Ra ≤ 0,32 µm; : Ra ≤ 2,50 µm; : Rz ≤ 20,0 µm. |
5.8. Kẹp được nhiệt luyện đạt độ cứng:
- phần nhíp lò xo - phần còn lại, không nhỏ hơn | : 42 ÷ 49 HRC; : 30 HRC. |
5.9. Kẹp phải chịu được chương trình xử lý tiệt trùng mà vẫn đảm bảo tính năng sử dụng. Kẹp không bị gỉ trong điều kiện làm việc và bảo quản bình thường.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2226/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 36/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1766:1975 về Thép cacbon kết cấu chất lượng tốt - Mác thép và yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5764:1993 về Dụng cụ y tế bằng kim loại - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5902:1995 (ISO 595-2 : 1987) về Bơm tiêm bằng thủy tinh hoặc thuỷ tinh - Kim loại sử dụng nhiều lần dùng trong y tế - Kiểu mẫu, các yêu cầu khi sử dụng và thử nghiệm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6731:2000 về Xe đẩy dụng cụ tiêm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6788:2001 về Kẹp phẫu tích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6788:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 12/06/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực