Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU OXY HOÁ (THỬ OXY HOÁ NHANH)
Animal and vegetable fats and oil –
Determination of oxidation stability (Accelerated oxidation test)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng chịu oxy hoá của dầu và mỡ. Phương pháp này áp dụng cho dầu mỡ động vật và thực vật đã được tinh chế.
Chú thích 1 - Sự có mặt của các axit béo dễ bay hơi và các sản phẩm oxy hoá của các axít dễ bay hơi làm cho phép đo khó chính xác.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:
2.1 Chu kỳ qui nạp : thời gian tính từ thời điểm khi mẫu đạt tới nhiệt độ mong muốn và thời điểm khi quá trình oxy hoá của sản phẩm bắt đầu tăng nhanh .
2.2 Khả năng chịu oxy hoá : chu kỳ qui nạp được xác định theo qui trình được quy định trong tiêu chuẩn này. Khả năng chịu oxy hoá được tính bằng giờ.
Chú thích 2 - Khi xác định khả năng chịu oxy hoá, thường sử dụng nhiệt độ quy định là 1000C. Tuỳ thuộc vào khả năng chịu oxy hoá của mẫu thử, mà phép xác định có thể được tiến hành ở nhiệt độ cao hơn, ví dụ 1100C. Nhiệt độ có thể chọn sao cho chu kỳ qui nạp thu được ít nhất là 5 giờ và nhiều nhất là 10 giờ.
Một luồng không khí tinh khiết được thổi qua mẫu thử đã được đưa về nhiệt độ quy định. Khí được thoát ra trong suốt quá trình oxy hoá, cùng với không khí được dẫn vào một bình chứa nước đã khử khoáng hoặc đã được chưng cất và có một điện cực để đo tính dẫn điện. Điện cực được nối với thiết bị đo và ghi. Khi tính dẫn bắt đầu tăng nhanh, điều đó cho biết quá chu kỳ qui nạp kết thúc. Quá trình tăng lên nhanh là do sự phân ly của các axit carboxylic dễ bay hơi trong suốt quá trình oxy hoá và được hấp thụ trong nước.
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước đã khử khoáng.
4.1 Sàng phân tử, có ẩm kế, 2 mbar, kích thước lỗ 0,3 mm. Sàng phân tử phải được sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 1500C và sau đó được làm nguội đến nhiệt độ phòng trong chất làm khô nhanh.
4.2 Dung dịch kali dicromat, 20 g/l trong axit sunfuric 1% (V/ V), (tuỳ chọn).
4.3 Ête dầu hoả, có nhiệt độ sôi từ 400C đến 600C, hoặc axeton.
4.4 Chất làm sạch, ví dụ thuốc tẩy không chứa kiềm có tính tẩy mỡ mạnh. Chú thích 3 - Dodexyl benzen sulfonat phù hợp với các yêu cầu này.
4.4.1 Dung dịch làm sạch A, dùng cho các ống thoát khí và các ống nối, được pha chế từ 100 g chất làm sạch (4.4) trong 1 lít nước.
4.4.2 Dung dịch làm sạch B, dùng làm sạch các cuvét đo, được pha chế từ 20 g chất làm sạch (4.4) trong 1 lít nước.
4.5 Glyxerol
Sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm và các dụng cụ đặc biệt sau đây:
5.1 Thiết bị xác định khả năng chịu oxy hoá
Xem sơ đồ mô tả ở hình 1 và 2.
Chú thích 4 - Thiết bị xác khả năng chịu oxy hoá có thể tìm được dưới tên thương mại Rancimat, model 679, của Công ty cổ phần Methrom - Herisau, Thuỵ sĩ. 1)[1]
5.1.1 Bộ lọc không khí, gồm có một ống lắp khít với giấy lọc ở phần cuối và được lắp với sàng phân tử (4.1), nối với phía cuối ống hút của bơm.
5.1.2 Bơm có màng ngăn khí, có tốc độ dòng chảy điều chỉnh được từ 3 l/h đến 30 l/h và độ sai lệch tối đa ± 0,03 l/h so với giá trị đã định.
5.1.3 Van kim.
5.1.4 Chai rửa
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6126:1996 (ISO 3657:1988) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số xà phòng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6127:1996 (ISO 660 : 1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số axit và độ axit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - chuẩn bị mẫu thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6764:2000 (ISO 6464:1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định hàm lượng galat - phương pháp hấp thụ phân tử
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6349:1998 (ISO 5558 - 1982) về dầu, mỡ động vật và thực vật - phát hiện và nhận biết các chất chống oxy hoá - phương pháp sắc ký lớp mỏng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6350:1998 (ISO 6463 : 1982) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định butylhidroxyanisol (BHA) và butylhydroxytoluen (BHT) - Phương pháp sắc ký khí lỏng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6126:1996 (ISO 3657:1988) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số xà phòng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6127:1996 (ISO 660 : 1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số axit và độ axit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - chuẩn bị mẫu thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6764:2000 (ISO 6464:1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định hàm lượng galat - phương pháp hấp thụ phân tử
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6349:1998 (ISO 5558 - 1982) về dầu, mỡ động vật và thực vật - phát hiện và nhận biết các chất chống oxy hoá - phương pháp sắc ký lớp mỏng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6350:1998 (ISO 6463 : 1982) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định butylhidroxyanisol (BHA) và butylhydroxytoluen (BHT) - Phương pháp sắc ký khí lỏng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6763:2008 (ISO 6886 : 2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định khả năng chịu oxy hoá (phép thử oxy hoá nhanh)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2625:1999 (ISO 5555 : 1991) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6763:2000 về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định khả năng chịu oxy hoá - thử oxy hoá nhanh
- Số hiệu: TCVN6763:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra