Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6514 - 5 : 1999

AS 2070 - 5 : 1993 (E)

VẬT LIỆU CHẤT DẺO TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM

PHẦN 5: POLYPROPYLEN

Plastics materials for food contact use -

Part 5: Polypropylen

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với vật liệu chất dẻo polypropylen (dạng hạt hoặc dạng bột) dùng để sản xuất các vật dụng sử dụng tiếp xúc với thực phẩm.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6514 - 6 : 1999 Vật liệu chất dẻo tiếp xúc với thực phẩm - Phần 6: Chất mầu

TCVN 6514 - 8 : 1999 Vật liệu chất dẻo tiếp xúc với thực phẩm - Phần 8: Chất phụ gia.

3 Thành phần của polypropylen

3.1 Yêu cầu chung

Polypropylen phải được sản xuất bằng các phương pháp sau:

a) Trùng hợp riêng propylen hoặc đồng trùng hợp propylen với bất kỳ các monome nào ở 3.3 và chỉ sử dụng các chất xúc tác hay chất tạo nhũ tương ở 3.5 và 3.6.

b) Bờ-len-hóa (blend) các polyme liệt kê ở 3.4.

Tất cả các polyme sử dụng để sản xuất polypropylen phải tuân thủ các phần tương ứng của tiêu chuẩn này.

Nếu cần các chất phụ gia khác để sản xuất vật liệu chất dẻo, chỉ được sử dụng các chất ở 3.7 và 3.8.

3.2 Tỷ lệ các mắt xích propylen trong polypropylen

Polyme tạo thành phải chứa ít nhất là 50 % các mắt xích propylenetính theo khối lượng.

3.3 Các monome

Có thể sử dụng các monome sau đây trong sản xuất polypropylen:

a) Có thể sử dụng riêng propylen trong sản xuất polypropylen

b) Có thể sử dụng propylen kết hợp với etylen hay các hydrocacbon loại anken-1 trong sản xuất các copolyme với propylen với điều kiện hydrocacbon loại anken-1 không chứa quá 8 nguyên tử cacbon và các hydrocacbon anken-1 chứa từ 4 đến 8 nguyên tử cacbon không được chiếm quá 15 % của hỗn hợp polyme.

3.4 Bờ-len (blend) polyme

Có thể sử dụng các bờ-len polyme sau trong sản xuất copolyme với propylen:

a) Homopolyme và copolyme liệt kê ở 3.3

b) Homopolyme và copolymer liệt kê ở 3.3 và bờ-len của chúng liệt kê ở 3.4 a) với polyetylen, copolyme vinyl axetat và etylen, polyisobutylen, polystyren hoặc hỗn hợp của chúng với điều kiện polystyren không được vượt quá 10 % tính theo khối lượng polyme tạo thành.

3.5 Chất xúc tác

Tổng hàm lượng các kim loại sau do sử dụng chất xúc tác, còn lại trong polypropylen không được vượt quá 0,2 % tính theo khối lượng polypropylen

a) Nhôm

b) Canxi

c) Magiê

d) Kali

e) Natri

f) Titan

g) Kẽm

Không một kim loại nào khác không từ các chất xúc tác được tồn tại trong polypropylen.

3.6 Chất tạo nhũ tương và huyền phù

Có thể sử dụng các chất tạo nhũ tương và huyền phù sau đây trong sản xuất polypropylen với điều kiện tổng hàm lượng của chúng còn lại trong polyme không được vượt quá 0,5 % tính theo khối lượng:

a) Muối sunfat của natri, kali, canxi, amoni với gốc ankyl và ankylaryl với nhóm ankyl là C10 đến C20.

b) Muối sunfonat của natri, kali, canxi và amoni với gốc ankyl và ankylaryl với nhóm ankyl là C10 đến C20.

c) Sản phẩm trùng ngưng của etylen oxit với rượu đơn chức mạch thẳng từ C10  đến C20 và muối sunfat của chúng với natri, kali và amoni.

d) Sản phẩm trùng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6514-5:1999 (AS 2070 - 5 : 1993) về Vật liệu chất dẻo tiếp xúc với thực phẩm - Phần 5: Polypropylen

  • Số hiệu: TCVN6514-5:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản