Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6493 : 1999

ISO 9562 : 1989

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH CÁC HALOGEN HỮU CƠ DỄ BỊ HẤP PHỤ  (AOX)
Water quality ư Determination of adsorbable organic halogens (AOX)

Lời nói đầu

TCVN 6493 : 1999 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 9562 : 1989;

TCVN 6493 : 1999 do Ban kỹ thuật TCVN/TC147 “Chất lượng nước” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH CÁC HALOGEN HỮU CƠ DỄ BỊ HẤP PHỤ (AOX)

Water quality - Determination of adsorbable organic halogens (AOX)

1. Phạm vi

1.1 Tiêu chuẩn này dùng để xác định trực tiếp các hợp chất hữu cơ halogen hoá, gồm cả các hợp chất dễ bay hơi (xem 8.1.1), dễ bị hấp phụ trên than hoạt hoá (AOX), ở trong nước với giá trị AOX trên 10μg/l các halogen liên kết hữu cơ gồm clo, brôm và một phần iốt (xem 1.4) (được xác định như clorua). Hàm lượng của cácbon hữu cơ hoà tan (DOC) cần phải nhỏ hơn 10mg/l và nồng độ clorua vô cơ cần nhỏ hơn 1g/l. Mẫu với nồng độ lớn hơn cần phải pha loãng trước khi phân tích (xem phụ lục A). Nếu nồng độ halogen hữu cơ trong mẫu thấp hơn 10 μg/l và giá trị DOC cũng thấp tương ứng thì có thể phải lấy thể tích mẫu lớn hơn. Trường hợp mẫu chứa huyền phù mà các hợp chất halogen tồn tại trong đó thì việc xác định bao hàm cả phần huyền phù.

1.2 Việc lọc bị cản trở do keo khi tách than hoạt hoá khỏi pha nước có thể khắc phục được, ví dụ, bằng cách thêm bột diatomit hoặc đông tụ keo.

1.3 Khi có mặt clo hoạt động, kết quả xác định AOX có thể bị cao. Phản ứng oxi hóa của clo với các chất hữu cơ trong mẫu và với than hoạt hoá có thể tránh được bằng cách thêm chất khử, ví dụ natri sunfit, vào mẫu ngay sau khi lấy.

1.4 Các hợp chất iôt vô cơ cản trở quá trình hấp thụ và phát hiện. Các hợp chất iôt hữu cơ có thể làm kết quả cao và không lặp lại.

1.5 Nồng độ của brôm vô cơ lớn có thể gây cản trở.

1.6 Các hợp chất halogenua vô cơ ít tan có thể làm cao kết quả. Các tế bào sống (ví dụ vi sinh vật, tảo) cũng có thể làm cao kết quả do lượng clorua của chúng. Trong trường hợp này mẫu cần được phân tích ít nhất 8 giờ sau khi axit hoá.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 5667-1: 1982 Chất lượng nước ư Lấy mẫu ư Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2 : 1982) Chất lượng nước ư Lấy mẫu ư Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3: 1985) Chất lượng nước ư Lấy mẫu ư Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

ISO 8245 : 1987 Chất lượng nước ư Hướng dẫn cách xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC).

3 Định nghĩa

Tiêu chuẩn này dùng các định nghĩa sau

3.1 Halogen hữu cơ dễ bị hấp phụ (AOX): Lượng các halogen clo và brôm chứa trong các hợp chất hữu cơ, được xác định như clorua theo phương pháp trong tiêu chuẩn này.

3.2 Cacbon hữu cơ hoà tan (DOC): Lượng cacbon hữu cơ tồn tại trong mẫu nước sau khi lọc qua màng lọc có cỡ lỗ 0,45 àm.

4 Nguyên tắc

Axit hoá mẫu nước bằng axit nitric. Tách phần halogen hữu cơ dễ bay hơi khỏi mẫu nước (nếu thích hợp) và đốt nó trong giai đoạn riêng. Hấp phụ trên than hoạt hoá các chất hữu cơ trong mẫu nước. Đẩy các halogen vô cơ bằng dung dịch natri nitrat. Đốt cháy các hợp chất hữu cơ trong một dòng oxi. Hấp phụ các halogenua hidro và xác định nồng độ khối lượng của chúng, ví dụ bằng vi điện lượng.

5 Thuốc thử

Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích. Kiểm tra nước, hoá chất, khí về độ tinh khiết của chúng. Phải đảm bảo rằng giá trị AOX là không đáng kể so với giá trị AOX nhỏ nhất khi xác định. Chứa nước trong bình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6493:1999 (ISO 9562 : 1989) về chất lượng nước - xác định halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6493:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản