Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Water quality - Determination of the inhibitory effect of water samples on the light emission of Vibrio fischeri (Luminescent bacteria test) - Part 1: Method using freshly prepared bacteria
Lời nói đầu
TCVN 6831 -1 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 11348 - 1 : 1998; TCVN 6831 - 1 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13
Các phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG ỨC CHẾ CỦA MẪU NƯỚC ĐẾN SỰ PHÁT QUANG CỦA VI KHUẨN VIBRIO FISCHERI (PHÉP THỬ VI KHUẨN PHÁT QUANG ) - PHẦN 1 : PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VI KHUẨN TƯƠI
Water quality - Determination of the inhibitory effect of water samples on the light emission of Vibrio fischeri (Luminescent bacteria test) - Part 1 : Method using freshly prepared bacteria
TCVN 6831 : 2001 (ISO 11348) quy định ba phương pháp xác định sự ức chế phát quang của vi khuẩn biển Vibrio fischeri (NRRL B-11177). TCVN 6831 - 1 : 2001 (ISO 11348-1) quy định phương pháp sử dụng vi khuẩn tươi.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho :
- nước thải;
- dịch chiết và dịch ngâm chiết bằng nước;
- nước ngọt (nước mặt và nước ngầm) hoặc nước mặn và nước lợ, đặc biệt dùng để kiểm soát sự thay đổi ức chế đối với vi khuẩn;
- nước giếng khoan.
ISO 5667-16 : 1998 Chất lượng nước - Hướng dẫn thử sinh học các mẫu. TCVN 6184 : 1996 (ISO 7027 : 1990) Chất lượng nước - Xác định độ đục.
Sự ức chế phát quang do cấy vi khuẩn Vibrio fischeri được xác định bằng cách thử nghiệm theo từng mẻ.
Điều đó được thực hiện bằng việc kết hợp các thể tích quy định của mẫu thử hoặc mẫu thử đã pha loãng với huyền phù chứa vi khuẩn phát quang đựng trong cuvet.
Chuẩn cứ thử là sự giảm độ phát quang đo được sau khi mẫu và vi khuẩn tiếp xúc 15 phút và 30 phút hoặc 5 phút, tuỳ chọn, có tính đến hệ số hiệu chỉnh (ƒkt), đó là phép đo sự thay đổi cường độ của các mẫu kiểm tra trong suốt thời gian tiếp xúc. ảnh hưởng ức chế của mẫu nước có thể được xác định bằng LID (xem phụ lục B) hoặc là các giá trị EC20 và / hoặc EC50 thông qua các dãy pha loãng.
Xác định mức pha loãng gây ra ức chế phát quang < 20%. Với các mức gây ức chế cao hơn, thì ảnh hưởng của nồng độ có thể xác định bằng biểu đồ hoặc bằng phép phân tích thống kê. Sự ức chế do mẫu được biểu thị theo các độ pha loãng gây giảm phát quang 20% và 50% so với các giá trị của mẫu thử trắng (EC20 và EC50). Những giá trị này được nội suy trong các dãy pha loãng.
Các chất không tan, ít tan hoặc dễ bay hơi hoặc các chất có phản ứng với nước pha loãng hoặc với huyền phù, hoặc làm thay đổi trạng thái của chúng trong quá trình thử, có thể ảnh hưởng đến kết quả hoặc làm giảm độ tái lập của kết quả thử.
Trong trường hợp nước quá đục hoặc đậm màu, có thể xẩy ra sự dập tắt phát quang do việc hấp thụ ánh sáng hoặc tán xạ ánh sáng gây ra. Sự gây nhiễu này đôi khi có thể khắc phục được, thí dụ : bằng cách sử dụng cuvet hiệu chỉnh hấp thụ hai ngăn (xem phụ lục A).
Vì sự phát quang sinh học cần đến lượng oxy > 0,5 mg/l, nên các mẫu có nhu cầu oxy cao (và / hoặc có hàm lượng oxy thấp) có thể sẽ gây sự thiếu hụt oxy và mẫu sẽ bị ức chế.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6491:1999 (ISO 6060 : 1989) về chất lượng nước - xác định nhu cầu oxy hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6493:1999 (ISO 9562 : 1989) về chất lượng nước - xác định halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6830:2001 (ISO 9698 : 1989) về chất lượng nước - xác định hoạt động độ triti - phương pháp đếm nhấp nháy trong môi trường lỏng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 2939/QĐ-BKHCN năm 2010 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6184:1996 (ISO 7027:1990(E)) về chất lượng nước - xác định độ đục do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6491:1999 (ISO 6060 : 1989) về chất lượng nước - xác định nhu cầu oxy hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6493:1999 (ISO 9562 : 1989) về chất lượng nước - xác định halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6830:2001 (ISO 9698 : 1989) về chất lượng nước - xác định hoạt động độ triti - phương pháp đếm nhấp nháy trong môi trường lỏng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6831-1:2010 (ISO 11348-1:2007) về Chất lượng nước - Xác định ảnh hưởng ức chế của mẫu nước đến sự phát quang của vi khuẩn Vibrio Fischeri (phép thử vi khuẩn phát quang) - Phần 1: Phương pháp sử dụng vi khuẩn mới nuôi cấy
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6831-1:2001 (ISO 11348-1 : 1998) về chất lượng nước - xác định ảnh hưởng ức chế của mẫu nước đến sự phát quang của vi khuẩn Vibrio Fischeri (phép thử vi khuẩn phát quang) - phần 1 - phương pháp sử dụng vi khuẩn tươi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6831-1:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra