Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6484 - 1999

KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG (LPG) - XE BỒN VẬN CHUYỂN - YÊU CẦU AN TOÀN VỀ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG

Liquefied petroleum gas (LPG) - Vehicles used in the transportation - Safety requirements of design, manufacture and using

Lời nói đầu

TCVN 6484 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 58 Bình chứa ga biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG (LPG) - XE BỒN VẬN CHUYỂN - YÊU CẦU AN TOÀN VỀ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG

Liquefied petroleum gas (LPG) - Vehicles used in the transportation - Safety requirements of design, manufacture and using

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng xe bồn dùng để vận chuyển (trung chuyển và giao nhận) khí đốt hóa lỏng (sau đây gọi tắt là xe bồn) có dung tích chứa lớn hơn 150 lít.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho xe bồn chở LPG nhằm các mục đích khác.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6153 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu an toàn trong thiết kế, chế tạo.

TCVN 6154 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu an toàn trong thiết kế, chế tạo - Phương pháp thử.

TCVN 6155 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

TCVN 6156 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - Phương pháp thử.

3. Thuật ngữ

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau:

3.1. Xe bồn vận chuyển: Là xe chuyên dùng được lắp bồn chứa để vận chuyển khí đốt hóa lỏng

3.2. Xe bồn trung chuyển: Là xe bồn dùng để chuyên chở sản phẩm giữa hai hay nhiều cơ sở nạp và việc xuất, cấp LPG là do trang thiết bị của cơ sở đảm nhiệm.

3.3. Xe bồn giao nhận: là xe bồn được thiết kế để có thể xả một lượng khí hóa lỏng cho người sử dụng nhờ hệ thống bơm và đồng hồ trang bị trên xe.

4. Yêu cầu chung

4.1. Xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng (LPG) không được sử dụng vào mục đích bảo quản LPG lâu dài hoặc bảo quản cố định.

4.2. Không được bơm chuyển LPG từ xe bồn này sang xe bồn khác trừ trường hợp khẩn cấp.

4.3. Hệ thống thiết bị chịu áp lực trên xe phải có hồ sơ kỹ thuật và phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và cấp phép.

4.4. Việc lắp đặt bồn chứa lên xe phải tuân thủ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn của người chế tạo xe bồn; nếu có sự thay đổi phải được phép bằng văn bản.

4.5. Những người tham gia vận chuyển LPG bằng xe bồn phải được đào tạo và cấp chứng chỉ về chuyên môn và kỹ thuật an toàn phù hợp.

4.6. Người lái xe bồn phải được huấn luyện về quy trình ứng phó và xử lý trong trường hợp khẩn cấp bao gồm các kiến thức về sản phẩm, kiểm soát khu vực và liên hệ khi khẩn cấp, xử lý khi LPG rò rỉ; chữa cháy và thoát hiểm.

4.7. Những tổ chức tham gia vận chuyển LPG phải có kế hoạch và phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp khi vận chuyển LPG.

4.8. Không được để xe bồn đang chở hàng đỗ qua đêm hoặc đỗ ở nơi công cộng, ở lề đường trong khoảng thời gian trên 2 tiếng trừ trường hợp xe bồn bị hư hỏng hoặc chờ vào điểm giao hàng.

4.9. Xe bồn phải đỗ ở nơi an toàn có rào chắn phù hợp và phải cách xa nguồn lửa ít nhất 7 m. Xe bồn không được đỗ hoặc vận hành trong nhà xây kín 3 mặt.

4.10. Khi đỗ xe bồn để chờ giao hàng, đầu xe bồn phải hướng về cửa thoát hiểm gần nhất.

4.11. Các xe bồn chở LPG phải được bảo trì thường xuyên. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa phải được ghi vào hồ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484:1999 về khí đốt hoá lỏng (LPG) - xe bồn vận chuyển - yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6484:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản