Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần
BÌNH CHỊU ÁP LỰC - YÊU CẦU KĨ THUẬT AN TOÀN VỀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA
Pressure vessels – Safety engineering requirements of erection, use, repair.
1. Phạm vi áp dụng và quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kĩ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa đối với các bình chịu áp lực (sau đây gọi tắt là bình) thuộc phạm vi hiệu lực của TCVN 6153 : 1996.
1.2. Người lắp đặt, sửa chữa bình phải có tư cách pháp nhân và được phép của cơ quan thẩm quyền theo quy định.
1.3. Việc lắp đặt, sửa chữa và sử dụng các bình phải tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn hiện hành và tiêu chuẩn này. Khi lắp đặt hoặc sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của bình phải tuân thủ thiết kế công nghệ lắp đặt hay sửa chữa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
TCVN 6008 : 1995 Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp kiểm tra.
TCVN 6153 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu chế tạo.
3. Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí
3.1. Nhà đặt bình phải phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành có liên quan và tiêu chuẩn này để việc vận hành thuận tiện và an toàn.
3.2. Không cho phép đặt các bình sau đây ở trong hoặc gần kế những nhà có người ở những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt.
a. Các bình chứa các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số p.V lớn hơn l0.000 (p tính bằng kG/cm2, V tính bằng lít).
b. Các bình chứa môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số p.V lớn hơn 500.
Các bình nói trên phải đặt ở ngoài trời, nơi không tụ tập đông người hoặc phải đặt ở trong những công trình riêng biệt. Bình phải đặt vững chắc trên giá đỡ hoặc trên bệ máy.
3.3. Cho phép đặt các bình nói trong 3.2 sát với nhà sản xuất nhưng phải có tường chắc chắn ngăn cách. Nếu qui trình công nghệ yêu cầu phải đặt bình bên trong nhà sản xuất thì phải có các biện pháp an toàn đặc biệt và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3.4. Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không để ngập nước hoặc không bị gỉ mòn và phải có lối đi đến các bộ phận của bình để kiểm tra và thao tác vận hành.
3.5. Các sàn, cầu thang, giá treo... phục vụ cho việc quản lí vận hành không được làm ảnh hưởng đến độ bền và độ vững chắc của bình. Nếu hàn các kết cấu này vào bình thì phải được thiết kế phù hợp với TCVN 6153 : 1996. Nếu cần thiết thì hàn các đầu nối từ nơi chế tạo.
3.6. Các kho bảo quản chai đã nạp đầy khí phải làm một tầng, mái nhẹ và không có trần; tường vách ngăn và mái phải là vật liệu chống cháy theo quy định hiện hành cửa sổ và cửa ra vào phải mở ra phía ngoài, kính cửa phải là kính mở hoặc quét một lớp sơn trắng; chiều cao từ nền đến phần nhô ra thấp nhất của mái không được nhỏ hơn 3,25 mét.
Nền kho phải bằng phẳng nhưng không trơn trượt, nền kho chứa khí cháy phải lát bằng vật liệu không tạo ra tia lửa do va chạm hoặc cọ sát chai với nền.
3.7. Các kho chứa chai đã nạp đầy khí phải được thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh trong việc thiết kế các xí nghiệp công nghiệp.
Nhiệt độ trong kho không được cao hơn 35oC, nếu quá trị số này thì phải có biện pháp làm mát.
3.8. Các buồng của kho để bảo quản chai phải chia thành nhiều ngăn bằng tường chống cháy. Mỗi ngăn được phép chứa không quá 20m3 thể tích chai khí cháy hoặc khí độc, và không quá 40m3 thể tích chai khí không cháy và không độc.
Khi chứa các chai khí không cháy hoặc không độc có thể ngăn bằng vách ngăn chống cháy chiều cao không nhỏ hơn 2,5 mét với các cửa trống để người qua lại, còn khoảng trống phía trên đảm bảo cho việc cơ giới hoá. Mỗi ngăn có lố
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6154:1996 về bình chịu áp lực – Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo - Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8709-3:2011 (ISO/IEC 15408-3:2008) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT - Phần 3: Các thành phần đảm bảo an toàn
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6154:1996 về bình chịu áp lực – Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo - Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6008:1995 về thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8709-3:2011 (ISO/IEC 15408-3:2008) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT - Phần 3: Các thành phần đảm bảo an toàn
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6155:1996 về bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sữa chữa
- Số hiệu: TCVN6155:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1996
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra