Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6369 : 1998

CÁP THÉP THÔNG DỤNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Steel wire ropes for general purposes - Technical requirement

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các dạng, tải trọng làm việc giới hạn, chế tạo và lắp ráp bộ nối cáp thông dụng.

Các bộ nối cáp nhiều móc quy định trong tiêu chuẩn này là loại móc có chiều dài danh nghĩa bằng nhau.

Chú thích - Kết cấu chung của bộ nối cáp có chiều dài móc khác nhau theo quy định của tiêu chuẩn này, nhưng giới hạn tải trọng làm việc của loại nối cáp này phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 2408 : 1985 Dây cáp thép thông dụng - Đặc tính chung.

3 Định nghĩa

3.1 Tải trọng làm việc giới hạn (WLL): Tải trọng lớn nhất do bộ nối cáp nâng lên hạ xuống hoặc treo lơ lửng.

Khi bộ nối có một móc, tải trọng này theo phương thẳng đứng: Khi bộ nối có nhiều móc, tải trọng này đạt lớn nhất tại vị trí góc 90o hoặc 120o (xem điều 5).

4 Bộ nối móc

4.1 Các dạng bộ nối

Các dạng bộ nối một móc được quy định trong hình 1 có thể nối hoặc không nối thêm phần nối phụ như vòng nối hoặc móc nối. Khi dùng phần nối phụ, vòng nối sẽ được lắp vào đầu cáp.

Hình 1 - Các dạng bộ nối một móc

4.2 Chiều dài danh nghĩa của bộ nối

Chiều dài danh nghĩa của bộ nối một móc là chiều dài giữa các điểm giữ của hai đầu nối ngoài cùng, đó là các đầu nối mềm, đầu cáp, móc nối hoặc vòng nối. (xem hình 1 và hình 2). Dung sai chiều dài không lớn hơn ± 2 lần đường kính dây cáp hoặc ± 0,5 % chiều dài danh nghĩa.

Chiều dài được đo khi dây không chịu tải trọng.

Hình 2 - Chiều dài của bộ nối một móc của hai phần nối ngoài cùng

4.3 Ký hiệu bộ nối

Bộ nối một móc được kí hiệu như sau:

a) dạng bộ nối (xem hình 1) ;

b) chiều dài danh nghĩa, mét (xem hình 2);

c) các phần nối ngoài cùng tại mỗi một đầu (xem điều 4.7);

d) tải trọng lớn nhất có thể nâng được (cũng là tải trọng lớn nhất đặt vào bộ nối);

e) phương pháp nối;

f) dạng dây cáp;

g) số hiệu của tiêu chuẩn này.

Chú thích - Phương pháp nối đầu cáp ảnh hưởng đáng kể đến giới hạn tải trọng làm việc giới hạn của bộ nối.

4.4 Tải trọng làm việc giới hạn (WLL)

Tải trọng làm việc giới hạn được tính theo công thức sau:

WLL =

trong đó

WLL là hạn tải trọng làm việc giới hạn của bộ nồi, tấn;

Fo là lực phá hỏng nhỏ nhất của dây cáp, kN, theo ISO 2408:1995;

ke là hệ số phụ thuộc đến dạng nối đầu dây (nối chập đầu hoặc nối đai kẹp);

ku là hệ số phụ thuộc đến cách dùng cụ thể;

km là hệ số liên hệ khối lượng với lực.

Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, các hệ số trên được quy định như sau:

ke = 0,8

ku = 5

km = 10

Theo thỏa thuận với khách hàng, các hệ số ku và ke có thể lấy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6369:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản