TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6328:1997
CAC/RM 5:1969
ĐƯỜNG
XÁC ĐỊNH SUNFUA DIOXIT
(Theo phương pháp của Carruther, Heaney và Oldfield)
Sugar - Determination of sulphur dioxide
(According to Carruthers, Heaney and Oldfield method)
Lời nói đầu
TCVN 6328:1997 hoàn toàn tương đương với CAC/RM 5:1969
TCVN 6328:1997 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Đường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
ĐƯỜNG
XÁC ĐỊNH SUNFUA DIOXIT
(Theo phương pháp của Carruther, Heaney và Oldfield)
Sugar - Determination of sulphur dioxide
(According to Carruthers, Heaney and Oldfield method)
1. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này thích hợp đối với đường có hàm lượng sunfua dioxit bằng hoặc nhỏ hơn 1 ppm.
2. Nguyên tắc của phương pháp
Phương pháp so màu, dùng rosalin tẩy trắng có tính axit và focmandehyt làm thuốc thử tạo màu.
3. Thuốc thử
Thuốc thử phải là loại được công nhận dùng để phân tích.
3.1. Dung dịch nước bão hòa rosanilin hidroclorua: tạo huyền phù (khoảng 1 g cho 100 ml) rosanilin hidroclorua trong nước cất, đun nóng đến khoảng 50oC và lắc cho đến nguội, sau đó để yên trong 48 giờ thỉnh thoảng lắc và lọc.
3.2. Dung dịch rosanilin tẩy trắng: thêm 6 ml axit clohidric đậm đặc vào 4 ml dung dịch nước bão hòa rosanilin hidroclorua, lắc và pha loãng đến 100 ml. Sự khử màu không phải ngay lập tức và thuốc thử chỉ sử dụng ít nhất là 1 giờ sau khi chuẩn bị.
3.3. Dung dịch focmandehyt 0,2%: pha loãng 5 ml focmandehyt 40% với nước đến 1 lít.
3.4. Các thuốc thử khác: natri hidroxit dung dịch 0,1 N và 0,004N. Natri sunfit (Na2SO3.7H2O) dung dịch chuẩn, dung dịch iot chuẩn và sunfua dioxit không có đường.
Các đặc tính kỹ thuật của các thuốc thử này được nêu trong điều 5, 6 dưới đây (Cách tiến hành và cuvet hấp thụ chuẩn).
4. Thiết bị
Máy đo quang phổ hoặc máy đo độ hấp thụ có cuvet dày 1 cm và bộ lọc thích hợp có độ truyền quang cực đại từ 545 nm đến 560 nm.
5. Cách tiến hành
5.1. Hòa tan đường trong nước cất và khuấy nhẹ, thêm natri hidroxit loãng để có dung dịch chứa từ 0,5 mg đến 30 mg sunfua dioxit trong 10 ml và nồng độ của natri hidroxit xấp xỉ 0,004N.
Hầu hết các loại đường có thể đạt được nồng độ này với dung dịch chứa 4 ml natri hidroxit 0,1N và hoặc 10 g hoặc 20 g đường trong 100 ml. Nếu mức chung của sunfua dioxit nhỏ hơn 2 ppm thì nồng độ đường có thể tăng lên 40g trong 100 ml.
Cho 10 ml dung dịch đường vào ống thử khô, sạch (có thể thay thế bằng 1 g đến 4 g đường khô và hòa tan trực tiếp trong ống thử được vạch độ ở 10 ml và thêm 0,4 ml natri hidroxit 0,1N và thêm nước cho đến vạch); thêm 2 ml dung dịch rosanilin tẩy trắng, sau đó thêm 2 ml dung dịch focmandehyt 0,2%. Khuấy đều và để yên ở nhiệt độ phòng trong 30 ± 5 phút.
Đo mật độ quang của dung dịch trong cuvet 1 cm ở khoảng 560 nm và xác định hàm lượng sunfua dioxit bằng cách so sánh với đường cong hấp thụ chuẩn đo được cùng một điều kiện như nhau.
6. Đường cong hấp thụ chuẩn
Đường cong hấp thụ chuẩn được chuẩn bị bằng cách thêm một lượng dung dịch chuẩn đã biết trước lượng natri sunfit vào đường không chứa sunfua dioxit đã hòa tan trong natri hidroxit 0,004N. Đường được thêm vào tất cả các dung dịch chuẩn với mục đích để hạn chế sự oxi hóa su
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7968:2008 (CODEX STAN 212: 1999) về đường
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6333:2001 về đường trắng - phương pháp xác định độ màu - phương pháp chính thức do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6327:1997 về đường - xác định tro dẫn điện
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6330:1997 (CAC/RM 7-1969) về đường-xác định độ phân cực (theo phương pháp của ICUMSA)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6331:1997 (CAC/RM 2-1969) về đường- xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 120oC trong 16 giờ (phương pháp dược điển của Mỹ)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6332:1997 (CAC/RM 3 : 1969) về đường - xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 giờ (phương pháp của ICUMSA) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:2008 (GS 2/1/7-33:2000) về đường và sản phẩm đường - Xác định sulfit bằng phương pháp so màu rosanilin
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:1997 (CAC/RM 4 : 1969) về Đường - Xác định sunfua đioxit (theo phương pháp của Monier-Williams)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7968:2008 (CODEX STAN 212: 1999) về đường
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6333:2001 về đường trắng - phương pháp xác định độ màu - phương pháp chính thức do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6327:1997 về đường - xác định tro dẫn điện
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6330:1997 (CAC/RM 7-1969) về đường-xác định độ phân cực (theo phương pháp của ICUMSA)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6331:1997 (CAC/RM 2-1969) về đường- xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 120oC trong 16 giờ (phương pháp dược điển của Mỹ)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6332:1997 (CAC/RM 3 : 1969) về đường - xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 giờ (phương pháp của ICUMSA) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:2008 (GS 2/1/7-33:2000) về đường và sản phẩm đường - Xác định sulfit bằng phương pháp so màu rosanilin
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:1997 (CAC/RM 4 : 1969) về Đường - Xác định sunfua đioxit (theo phương pháp của Monier-Williams)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6328:1997 (CAC/RM 5:1969) về đường - xác định sunfua đioxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6328:1997
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1997
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực