TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6327 : 1997
ĐƯỜNG
XÁC ĐỊNH TRO DẪN ĐIỆN
Sugar – Determination of conductivity ash
1. Nguyên tắc của phương pháp
Độ dẫn điện riêng thể hiện nồng độ của các muối điện ly hòa tan. Trên thực tế nó chính là điện trở suất nghịch đảo của độ dẫn điện đo được. Phần trăm tro dẫn điện của mẫu cần phân tích thu được bằng cách nhân kết quả phân tích điện dẫn biểu thị bằng micro ôm trên một centimet với một hệ số tỷ lệ thích hợp (Tỷ số C).
Chú thích – Tro phân tích bằng phương pháp trọng lượng biểu thị tổng tro tan và không tan trong nước. Đây là điểm khác nhau giữa 2 phương pháp.
2. Dung dịch chuẩn
2.1. Kali clorua 0,01M. Hòa tan trong nước cất 0,3728 g KCl khô, thuộc loại phân tích đến 500 ml ở 200C.
2.2. Kali clorua 0,02M. Hòa tan trong nước cất 0,7456 g KCl khô, thuộc loại phân tích đến 500 ml ở 200C.
3. Thiết bị
3.1. Ácqui được làm từ thủy tinh bền có điện cực platin được platin hóa, được cố định một cách chắc chắn, không bị dịch chuyển. Các điện lực này có thể được hàn vào bình có dung dịch kiểm tra chảy vào và sau đó chảy ra (loại Zerban) hoặc được gắn vào giá đỡ sao cho chúng có thể hạ thấp vào ống đong (hoặc cốc có mỏ dung tích 100 ml) có chứa dung dịch (loại nhúng). Ácqui được lắp với một nhiệt kế chia độ đến 1/10 độ và phạm vi đo từ 15-200C và bầu nhiệt kế được đặt ngay vùng lân cận của điện cực. Hằng số ácqui phải là Ca. 0,15.
3.2. Điện cực kế hoặc conve microphone (hoặc cuộn cảm ứng) và một bộ phận nhận tín hiệu nhạy.
3.3. Nguồn điện thích hợp là: bộ pin hoặc acqui khô nếu dùng conve hoặc cuộn cảm ứng.
3.4. Điện trở 10 Ôm và 100 Ôm: phải được cố định chắc chắn và chính xác.
3.5. Giây trượt hoặc cầu wheatston
Tốt nhất nên dùng một cầu dẫn điện hoạt động kiểu hiện đại thay cho loại nói ở trên.
3.6. Dụng cụ để kiểm tra nhiệt độ của ácqui chính xác đến ± 0,10. Dụng cụ này bao gồm 1 bình cách nhiệt hoặc 1 bình chứa nước có nhiệt độ thích hợp và chảy sao cho có thể điều chỉnh được các chất có trong ácqui ở 200C.
4. Cách tiến hành
4.1. Xác định hằng số của ácqui. Đổ đầy ácqui bằng dung dịch kali clorua 0,01 M, điều chỉnh đến 20 ± 0,10C, đo điện trở rồi nhân số Ôm với 141,2 (độ dẫn điện riêng của KCl 0,01M). Tráng bằng dung dịch kali clorua 0,02M, đổ đầy ácqui bằng dung dịch này, đo điện trở của nó ở 200C và nhân với 276,1 (độ dẫn điện riêng của KCl 0,02M). Lấy giá trị trung bình của 2 kết quả. Hằng số của ácqui phải là Ca.0,15.
4.2. Xác định tro dẫn điện
Hòa tan 10 g mẫu nếu tro dưới 1% (hoặc 10 g hỗn hợp mẫu và đường sacaroza tinh khiết để thu được tro xấp xỉ 0,5% nếu mẫu có độ tro trên 1%). Thêm nước đến 200 ml ở 200C. Đo độ dẫn diện của dung dịch ở 200C. Ở nhiệt độ này hệ số hiệu chuẩn của nước K = 0,9.
4.3. Tính toán và biểu thị kết quả
Độ dẫn điện riêng của dung dịch đường nhân với hệ số tỷ số C = 18 x 10-4 và kết quả tro dẫn điện được biểu thị theo phần trăm khối lượng (% m/m).
Tro dẫn điện tính theo phần trăm khối lượng (% m/m) = 0,9 x 0,0018 x độ dẫn điện riêng (micro ôm)
4.4. Chú thích về cách tiến hành
4.4.1. Nhiệt độ chuẩn chính thức phải là 200C.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ không phải là 200C ± 0,50C thì phải tiến hành hiệu chuẩn như sau:
Nhiệt độ trên 200C thì trừ đi 2% cho 10C
Nhiệt độ dưới 200C thì thêm 2% cho 10C
4.4.2. Độ dẫn điện lớn nhất của nước là 2 micro siemen/cm-1.
4.4.3. Có thể sử dụng nồng độ 28 g/ 100 ml, trong trường hợp này sau khi hiệu chuẩn độ dẫn điện riêng của nước với hệ số hiệu chuẩn là 0,5, độ dẫn điện riêng của dung dịch đã hiệu chuẩn chuyển đổi thành độ dẫn điện riêng ở nồng độ 5 g/100 ml
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6328:1997 (CAC/RM 5:1969) về đường - xác định sunfua đioxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6330:1997 (CAC/RM 7-1969) về đường-xác định độ phân cực (theo phương pháp của ICUMSA)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6331:1997 (CAC/RM 2-1969) về đường- xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 120oC trong 16 giờ (phương pháp dược điển của Mỹ)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6332:1997 (CAC/RM 3 : 1969) về đường - xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 giờ (phương pháp của ICUMSA) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7966:2008 về sản phẩm đường - xác định độ tro dẫn điện trong đường thô, đường nâu, nước mía, xirô và mật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7965:2008 về phương pháp xác định độ tro dẫn điện trong các sản phẩm đường tinh luyện
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:1997 (CAC/RM 4 : 1969) về Đường - Xác định sunfua đioxit (theo phương pháp của Monier-Williams)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6328:1997 (CAC/RM 5:1969) về đường - xác định sunfua đioxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6330:1997 (CAC/RM 7-1969) về đường-xác định độ phân cực (theo phương pháp của ICUMSA)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6331:1997 (CAC/RM 2-1969) về đường- xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 120oC trong 16 giờ (phương pháp dược điển của Mỹ)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6332:1997 (CAC/RM 3 : 1969) về đường - xác định sự mất khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 giờ (phương pháp của ICUMSA) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7966:2008 về sản phẩm đường - xác định độ tro dẫn điện trong đường thô, đường nâu, nước mía, xirô và mật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7965:2008 về phương pháp xác định độ tro dẫn điện trong các sản phẩm đường tinh luyện
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:1997 (CAC/RM 4 : 1969) về Đường - Xác định sunfua đioxit (theo phương pháp của Monier-Williams)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6327:1997 về đường - xác định tro dẫn điện
- Số hiệu: TCVN6327:1997
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1997
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực