Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6284-1 : 1997

THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Steel for the prestressing of concrete – Part 1: General requirements

1. Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thép độ bền cao dùng trong bê tông dự ứng lực. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho vật liệu trong điều kiện như được người sản xuất cung cấp. Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu cho các vật liệu và các thiết bị neo dùng để nối với thép dự ứng lực trong các phần tử kết cấu.

1.2 Các đặc tính của từng loại thép dự ứng lực được nêu trong TCVN 6284 – 2: 1997 đến TCVN 6284 – 5 : 1997.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 1099 : 1975 Kim loại – Thử mỏi với tải dọc trục;

ISO 3534 : 1977 Thống kê học – Thuật ngữ và ký hiệu;

ISO 6982 : 1984 Vật liệu kim loại – Thử kéo;

ISO 7801 : 1984 Vật liệu kim loại – Dây – Thử uốn lại hoàn toàn;

ISO 8930 : 1987 Nguyên lý chung về độ tin cậy của các kết cấu – Danh sách các thuật ngữ tương đương.

TCVN 6287 : 1997 (ISO 10065 : 1990) Thép thanh cốt bê tông – Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau

3.1 Phân tích mẫu đúc: Phân tích hóa học mẫu thép lỏng lấy trong quá trình đúc

3.2 Giá trị đặc trưng: Giá trị có xác suất được nêu ra nhưng chưa đạt được trong một loạt thử giả thiết là không hạn chế (ISO 8930)

Chú thích 1- Tương đương với vùng phân bố được định nghĩa trong ISO 3534

3.3 Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa: Diện tích mặt cắt ngang tương đương với diện tích của thanh tròn trơn với đường kính danh nghĩa.

3.4 Độ hồi phục: Sự khử ứng suất phụ thuộc vào thời gian đối với một chiều dài nhất định. Độ hồi phục được tính bằng phần trăm của ứng suất ban đầu được đặt vào thép.

4. Phương pháp sản xuất

Thép có thể được sản xuất bằng bất kỳ phương pháp nào trừ các phương pháp thổi không khí hoặc hỗn hợp không khí / oxy từ đáy.

5. Các loại thép dự ứng lực

5.1 Dây kéo nguội

Sản phẩm làm từ dây bằng cách kéo hoặc cán nguội. Sản phẩm được cung cấp ở dạng cuộn với đường kính xấp xỉ bằng đường kính dạng cuộn của máy kéo dây (máy cuộn) hoặc ở dạng cuộn có đường kính lớn hơn từ dây thẳng.

Dây được xác định bởi hình dạng bề mặt của nó (5.1.1 đến 5.1.4) và phương pháp gia công (5.1.5 và 5.1.6)

5.1.1 Dây trơn: Dây với bề mặt nhận được qua kéo. Dây có mặt cắt ngang danh nghĩa không đổi và đồng đều dọc theo suốt chiều dài trên bề mặt cũng như trên trục.

5.1.2 Dây vằn: Dây mà bề mặt của nó có các gân theo các khoảng cách đều đặn dọc theo chiều dài.

5.1.3 Dây có vết ấn: Dây mà bề mặt của nó có những vết ấn theo các khoảng cách đều đặn dọc theo chiều dài.

5.1.4 Dây có lượn sóng: Dây có sự biến dạng đều đặn của trục dây dưới dạng đơn, phẳng hoặc dạng xoắn được tạo ra bởi một quá trình cơ học tiếp đó.

5.1.5 Dây cuộn bằng máy: Dây trong tình trạng sau khi kéo nguội. Nó có thể bị phủ bởi chất bôi trơn dư thừa.

5.1.6 Dây được khử ứng suất: Dây kéo nguội được trải qua một trong các dạng gia công sau đây trong một quá trình liên tục:

a) dây được uốn đi uốn lại nhiều lần và tiếp theo là nhiệt luyện nhanh;

b) dây được nhiệt luyện nhanh trong điều kiện có biến dạng dẻo (trong điều kiện biến dạng dài).

Cả hai loại gia công đều cải thiện các tính chất cơ học và độ hồi phục, phương pháp b) cho độ phục hồi phục ứng suất thấp hơn.

5.2 Dây tôi và ram

Dây hoặc thanh cán nóng được nung lên nhiệt độ cao, làm nguội nhanh để tạo ra cấu trúc mactensit và sau đó được ram ở nhiệt độ thích hợp. Sản phẩm được cung cấp ở dạng cuộn. Bề mặt của dây có thể có một lớp gỉ mỏng. Dây có thể là trơn, vằn, khía, hoặ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6284-1:1997 (ISO 6394/1 : 1991) về thép cốt bê tông dự ứng lực - phần 1: yêu cầu chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6284-1:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản