Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5447:1991

(ST SEV 5228 – 85)

ĐƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU

Sugar – Method for determination of colourity

Lời nói đầu:

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng khu vực I

Cơ quan đề nghị ban hành: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 424/QĐ ngày 17 tháng 07 năm 1991

 

ĐƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU

Sugar – Method for determination of colourity

Tiêu chuẩn này áp dụng cho đường tinh luyện, đường cát trắng, đường thô.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 5228 – 85.

1. Bản chất của phương pháp

Phương pháp này dựa vào việc đo mật độ quang của lớp dung dịch đường thử và xác định chỉ số hấp thụ ánh sáng.

2. Dụng cụ, thuốc thử và vật liệu:

Để tiến hành thử cần sử dụng:

- Quang phổ kế có giải phổ cho phép không quá 12 mm với máy đơn sắc hay kính lọc giao thoa.

- Cu vét hấp thụ ánh sáng có độ dày từ 20 – 100 mm. Các cu vét có thể thay đổi cho nhau với điều kiện khi chứa đầy nước cất sự khác nhau của hệ số thông quang không được phép lớn hơn 0,2 %.

- Màng lọc với kích thước lỗ 0,45 Mm hay loại màng lọc tương đương. Nếu sử dụng giấy lọc thì phải cho thêm chất trợ lọc vào dung dịch mẫu;

- Phễu lọc;

- Bình định mức với dung tích 200 cm3.

- Nồi cách thủy;

- Cân phân tích với sai số không lớn hơn ± 0,1 g;

- Khúc xạ kế;

- pH mét;

- Nước cất hay nước khử ion bằng màng lọc;

- Chất trợ lọc;

- Dung dịch natri hydroxyt (NaOH) nồng độ 0,1 mol/dm3.

3. Chuẩn bị thử

Cân 100 g đường (nếu là đường khô thì cân 50 g) với sai số không lớn hơn ± 0,1 g và chuyển vào bình định mức 200 cm3, đổ nước cất với nhiệt độ không lớn hơn 600C vào bình, đặt bình vào nồi cách thủy có nhiệt độ 500C và hòa tan lượng đường mẫu trong thời gian không quá 30 phút. Độ pH của dung dịch đường tho được điều chỉnh đến 7,0 ± 0,2 bằng cách cho thêm dung dịch natri hydroxyt (NaOH). Sau đó dung dịch đường được làm nguội và cho thêm nước cất tới vạch định mức, lắc đều và lọc qua thiết bị màng lọc, nếu lọc qua giấy lọc thì phải cho thêm chất trợ lọc theo tỷ lệ 1 % trêm 100g đường khô. Độ dày của cuvét được lựa chọn sao cho trị số mật độ quang là 20 – 80%. Trước khi đo phải tráng cuvet 3 lần bằng dung dịch đường mẫu, sau đó đổ đầy dung dịch đường để phân tích. Mật độ quang được đo dưới bước sóng 420 nm đối với mẫu là đường tinh luyện, đường cát trắng và 520 nm đối với mẫu đường thô. Kết quả được xác định với độ chính xác đến 0,005 của vạch chia của thang đo của thiết bị.

Hàm lượng chất khô của dung dịch lọc được xác định bằng khúc xạ kế ở nhiệt độ 200C.

4. Tính kết quả

Chỉ số hấp thụ ánh sáng a(420,520) tính bằng cm2/kg được tính theo công thức:

a (420,520) = .104.

Trong đó:

A - Mật độ quang đo được bằng quang phổ kế;

1 – Độ đầy của dung dịch chứa trong cuvet, m;

Wts – Hàm lượng chất khô theo khúc xạ kế, %;

- Khối lượng riêng của dung dịch, kg/m3.

 

PHỤ LỤC

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5447:1991 (ST SEV 5228 – 85) về đường - Phương pháp xác định độ màu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5447:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 17/07/1991
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản