Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5139:2008

PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO LẤY MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÙ HỢP VỚI CÁC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA (MRL)

Recommended methods of sampling for the determination of pesticide residues for compliance with MRLs

Lời nói đầu

TCVN 5139:2008 thay thế TCVN 5139:1990;

TCVN 5139:2008 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 33-1999;

TCVN 5139:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN CÁO LẤY MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÙ HỢP VỚI CÁC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA (MRL)

Recommended methods of sampling for the determination of pesticide residues for compliance with MRLs

1. Mục đích

Mục đích của quy trình lấy mẫu này là lấy mẫu đại diện từ lô hàng, để phân tích xác định xem có phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL) của thuốc bảo vệ thực vật hay không.

2. Nguyên tắc

2.1. MRL này dựa trên số liệu thực hành nông nghiệp tốt và các thực phẩm thu được từ hàng hóa phù hợp với MRL tương ứng có thể chấp nhận được về độc tính.

2.2. MRL đối với thực vật, trứng hoặc sản phẩm bơ sữa được tính theo mức tối đa được tìm thấy trong một mẫu chung lấy từ nhiều đơn vị của sản phẩm đã qua xử lý dùng để đại diện mức dư lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật có trong một lô hàng. MRL đối với thịt và gia cầm có tính đến mức tối đa xuất hiện trong mô của các động vật hoặc gia cầm đã xử lý riêng biệt.

2.3. Vì vậy, MRL đối với thịt và gia cầm áp dụng cho mẫu chung lấy từ một mẫu ban đầu đơn lẻ, trong khi MRL đối với sản phẩm từ thực vật, trứng và sản phẩm sữa khô thì mẫu chung được gộp từ 1 mẫu đến 10 mẫu ban đầu.

3. Qui trình lấy mẫu

CHÚ THÍCH

(a) Thuật ngữ được định nghĩa trong phụ lục I và quy trình được biểu thị dưới dạng biểu đồ trong Phụ lục II. A và II.B.

(b) Khuyến cáo của ISO đối với lấy mẫu dạng hạt hoặc các hàng hóa khác vận chuyển dạng rời có thể được chấp nhận, nếu có yêu cầu.

3.1. Các biện pháp phòng ngừa

Tránh làm nhiễm bẩn hoặc hỏng mẫu trong mọi giai đoạn, vì điều đó có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Mỗi lô hàng được kiểm tra thì phải được lấy mẫu một cách riêng biệt, độc lập.

3.2. Thu thập các mẫu ban đầu

Số lượng mẫu ban đầu tối thiểu lấy từ lô hàng theo Bảng 1 hoặc Bảng 2 trong trường hợp mẫu là thịt hoặc gia cầm có nghi ngờ. Mỗi mẫu ban đầu được lấy từ một vị trí được chọn ngẫu nhiên từ lô hàng. Mẫu ban đầu cần bao gồm nguyên liệu đủ để cung cấp mẫu phòng thử nghiệm theo yêu cầu từ lô hàng.

CHÚ THÍCH: (a) Dụng cụ lấy mẫu dùng cho ngũ cốc 1, đậu đỗ 2 và chè 3 được mô tả trong khuyến cáo trong các tiêu chuẩn tương ứng. Dụng cụ dùng cho các sản phẩm bơ sữa được mô tả trong các tiêu chuẩn tương ứng.

3.3. Chuẩn bị mẫu chung

3.3.1. Quy trình cho thịt và gia cầm (Bảng 3)

Mỗi mẫu ban đầu được coi là một mẫu chung riêng biệt.

3.3.2. Quy trình đối với sản phẩm từ thực vật, trứng và sản phẩm sữa (Bảng 4 và Bảng 5)

Các mẫu ban đầu cần được kết hợp và trộn kỹ, nếu có thể, để tạo thành mẫu chung.

3.3.3. Có thể sử dụng một quy trình thay thế khác khi trộn để tạo thành mẫu chung không thích hợp hoặc không thể thực hiện được.

Khi các đơn vị mẫu bị hư hỏng (do đó dư lượng có thể bị ảnh hưởng) bởi quá trình trộn hoặc khi chia tiếp mẫu chung hoặc khi các đơn vị mẫu lớn không thể trộn lẫn để tạo ra mẫu có dư lượng đồng đều hơn, các đơn vị này nên được phân phối một cách ngẫu nhiên đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999) về phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL)

  • Số hiệu: TCVN5139:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản