Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 386:1999

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Ban hành theo quyết định số:.116/1999/QĐ- BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999

1. Phạm vi áp dụng

 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Định nghĩa

2.1. Mẫu đơn: Là mẫu lấy từ các điểm khác nhau trong lô hàng, lô sản phẩm hoặc khu vực môi trường cần kiểm định. Mỗi mẫu đơn được lấy ra từ một đơn vị bao gói (đối với lô sản phẩm) hoặc một điểm (đối với môi trường).

2.2. Mẫu ban đầu: Là mẫu gộp của tất cả các mẫu đơn.

2.3. Mẫu trung bình kiểm định: Là một phần hoặc tất cả các mẫu ban đầu được trộn đều. Mẫu trung bình kiểm định được chia làm ba phần, một phần dùng để kiểm định (gọi là mẫu kiểm định), một phần để cơ quan kiểm định lưu mẫu, một phần để tổ chức, cá nhân có mẫu kiểm định lưu mẫu (gọi chung là mẫu lưu).

2.4. Lô hàng: Là một tập hợp sản phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, bao gói được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ trong cùng một thời điểm nhất định.

3. Qui định chung

3.1. Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo hình chữ X theo các mặt cắt của lô hàng. Trường hợp mẫu không đồng nhất phải lấy từng phần riêng biệt. Trước khi lấy mẫu phải kiểm tra bao gói sản phẩm để loại trừ mọi sự biến đổi tính chất, chất lượng hàng hoá do điều kiện bảo quản, ngoại cảnh gây ra.

3.2. Khi lấy mẫu, giao, nhận mẫu phải có biên bản có chữ ký của bên lấy mẫu và chủ hàng.

3.3. Dụng cụ lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản mẫu phải đảm bảo không có bất kỳ tác động nào ảnh hưởng tới chất lượng thuốc và dư lượng thuốc ở vật phẩm cần kiểm định.

3.4. Lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc BVTV: Thuốc phải được lắc, khuấy trộn đều để đảm bảo cho thuốc đồng nhất trước khi lấy mẫu. Trường hợp thuốc không đồng nhất phải lấy mẫu từng phần riêng biệt. Dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu và lưu mẫu phải không ảnh hưởng tới các tính chất và chất lượng thuốc. Lọ đựng mẫu phải có nút kín.

3.5. Lấy mẫu kiểm định dư lượng thuốc BVTV phải đảm bảo không có bất kỳ tác động nào ảnh hưởng đến dư lượng thuốc BVTV trong vật phẩm cần kiểm định.

3.5.1. Những sản phẩm ướp lạnh phải để tan đá mới lấy mẫu

3.5.2. Những sản phẩm có xương phải được loại bỏ phần xương

3.5.3. Mẫu trung bình kiểm định phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 180c

3.6. Lấy mẫu kiểm định dư lượng thuốc BVTV trong môi trường

3.6.1. Lấy mẫu đất: Đất rừng và đất không canh tác lấy ở độ sâu 20cm, đất trồng trọt lấy theo hai lớp,lấy mẫu trung bình của lớp thứ nhất từ độ sâu 0-25cm, mẫu trung bình của lớp thứ hai từ độ sâu 25-50cm kể từ mặt đất.

3.6.2. Lấy mẫu nước tùy thuộc vào các điều kiện thủy văn cụ thể.

4. Phương pháp lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc BVTV

4.1. Lượng mẫu trung bình kiểm định theo mức quy định trong bảng 1

Bảng 1

Dạng thuốc

Lượng mẫu trung bình kiểm định không thấp hơn

Thuốc dạng lỏng

Thuốc dạng bột nhão

Thuốc dạng hạt

 300 ml

 600 g

 1500 g

4.2. Số lượng mẫu đơn cấn lấy để kiểm định chất lượng thuốc BVTV

Số lượng mẫu đơn để kiểm định chất lượng thuốc BVTV tối đa là 15 mẫu.

4.2.1.Thuốc dạng lỏng

4.2.1.1. Loại bao gói nhỏ hơn 50 lít

Số lượng mẫu đơn cần lấy theo quy định trong bảng 2

Bảng 2

Dung tích một đơn vị bao gói

Số mẫu đơn cần lấy

Nhỏ hơn 0,25 lít

Từ 0,25 lít

Từ trên 1 lít trở lên

Lấy 3 mẫu/ 1000 đơn vị bao gói; lấy 100-150ml/mẫu.

Lấy 4 mẫu/1000 đơn vị bao gói; lấy 100ml/ mẫu

Lấy 2-3 mẫu/1000đơn vị bao gói; lấy 100ml/mẫu

4.2.1.2. Loại bao gói lớn hơn 50 lit

Số lượng mẫu đơn cần lấy theo quy định trong bảng 3

Bảng 3

Số đơn vị trong lô hàng

Số mẫu đơn cần lấy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 386:1999 về phương pháp lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN386:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 04/08/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản