Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5095 - 90

VẬT LIỆU DỆT - VẢI DỆT THOI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỎ CỦA SỢI TÁCH RA TỪ VẢI

Textile-oven fabrics Construction-Methods of analysis. Determination of linear density of yarn removed from fabric.

 

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng khu vực 1

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 643/QĐ ngày 28 tháng 11 năm 1990

 

VẬT LIỆU DỆT - VẢI DỆT THOI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỎ CỦA SỢI TÁCH RA TỪ VẢI

Textile-oven fabrics Construction-Methods of analysis. Determination of linear density of yarn removed from fabric.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ nhỏ của sợi được tách ra từ vải dệt thoi, nhưng không áp dụng cho vải dệt từ các loại sợi có độ nhỏ không đồng đều. Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp tách sợi từ vải và định rõ số sợi mà chiều dài thẳng của chúng được xác định cũng như phương pháp xác định khối lượng của chúng.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 7211/5-1984.

1. Nguyên tắc

Sợi được tách từ những băng vải hình chữ nhật, chiều dài kéo thẳng và khối lượng của chúng được xác định trong điều kiện khí hậu chuẩn để thử (phương pháp A) hoặc sấy khô sau đó cộng với hệ số thương mại cho phép nêu trong tài liệu pháp qui hiện hành (phương pháp B). Độ nhỏ của sợi được kéo thẳng. Trong trường hợp sấy ở 1050C nếu gây ra việc mất đáng kể các chất dễ bay hơi khác với nước thì nên áp dụng phương pháp A. Việc xác định có thể được tiến hành không cần phải loại bỏ thành phần không phải xơ, sợi, hoặc sau khi loại bỏ thành phần không phải xơ sợi.

2. Phương tiện thử

2.1 Cân có độ chính xác tới 0,1% so với khối lượng mẫu nhỏ nhất.

2.2. Dụng cụ kéo thẳng và đo chiều dài sợi, theo TCVN 5093-90(ISO 7211/3-1984)

2.4. Tủ sấy có quạt gió (phương pháp B).

3. Chuẩn bị mẫu

3.1. Trước khi thử, mẫu được đặt trong điều kiện khí hậu chuẩn theo quy định hiện hành không ít hơn 24 giờ một lượng vải chứa đủ ít nhất lượng sợi của 5 ống sợi ngang.

3.2. Từ mẫu vải đã được thuần hóa cắt ít nhất 2 băng vải hình chữ nhất có các đoạn sợi dọc khác nhau và ít nhất 5 băng thử hình chữ nhật đại diện cho các ống sợi ngang khác nhau để xác định độ nhỏ của chúng. Tất cả các băng thử có cùng chiều dài khoảng 500mm, và chiều rộng của chúng sao cho có chứa 50 sợi dọc hoặc sợi ngang để thử.

Tách sợi từ các băng mẫu thử theo đúng yêu cầu của TCVN 5093-90(ISO 7211/3). Trong quá trình thực hiện phải để riêng sợi dọc, sợi ngang.

4. Tiến hành thử

4.1. Xác định độ nhỏ của sợi tách từ vải không loại bỏ thành phần không phải xơ sợi.

4.1.1. Tách sợi và đo chiều dài:

Từ mỗi băng mẫu thử tách 10 sợi đầu tiên và xác định chiều dài thẳng của chúng theo TCVN 5093-90 (ISO 7211/3). Tách tiếp 40 sợi nữa từ mỗi băng mẫu đó.

4.1.2. Phương pháp A - thuần hóa để đạt trạng thái cân bằng với khí hậu chuẩn.

Mẫu được thuần hóa sơ bộ 4 giờ trong điều kiện khí hậu chuẩn theo quy định hiện hành. Sau khi thuần hóa sơ bộ, mẫu được đưa về trạng thái ẩm cân bằng với khí hậu chuẩn để thử bằng cách đặt mẫu ở điều kiện khí hậu này trong 24 giờ hoặc cho tới khi sự thay đổi dần dần về khối lượng sau mỗi chu kỳ 30 phút không lớn hơn 0,1%.

Cân tất cả sợi dọc cùng với nhau và cân riêng từng nhóm 50 sợi ngang.

4.1.3. Phương pháp B- sấy khô cộng với hệ số thương mại cho phép. Mẫu được sấy khô trong tủ sấy có quạt gió ở nhiệt độ 105 ± 50C tới khối lượng không đổi bằng cách cân mẫu sau mỗi lần sấy 20 phút (cân mẫ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5095:1990 (ISO 7211/5-1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ nhỏ của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5095:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 28/11/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản