Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VẢI DỆT THOI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MAO DẪN
Woven fabries - Metrod for the determination of capillarity
Cơ quan biên soạn: Viện công nghiệp Dệt Sợi
Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ Công nghiệp nhẹ
Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 458/QĐ ngày 25 tháng 8 năm 1990
VẢI DỆT THOI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MAO DẪN
Woven fabries - Metrod for the determination of capillarity
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại vải dệt thoi, trừ vải nổi vòng và vải có nhung tuyết.
Độ mao dẫn là khả năng dẫn chất lỏng bằng mao quản của vải, theo chiều thẳng đứng ở điều kiện khí hậu và thời gian quy định.
Một giá đứng có núm vặn, thay đổi được chiều cao, trên đó có gắn khung ghim và thước kim loại thẳng có vạch chia từ 0 đến 200 mm;
Vệt tạo mức căng ban đầu có khối lượng 2 g hoặc 10 g (đối với vải có khối lượng lớn hơn 200 g/m2 ở dạng đũa thủy tinh (có chiều dài 60 mm) hoặc cặp không rỉ (có chiều rộng 50 mm);
Khay đựng dung dịch thử có đáy phẳng nằm ngang, đặt trên hệ đỡ;
Đồng hồ;
Nước cất;
Kali dicromat, dung dịch 1 g/l trong nước cất ở nhiệt độ thường;
Chú thích : Đối với vải mầu đậm có thể dùng dung dịch thử là nước cất, không có kali dicromat.
3.1. Lấy mẫu theo TCVN 1749-86
3.2 Từ mỗi mẫu ban đầu cắt 3 mẫu thử theo hướng sợi dọc và 3 mẫu thử theo hướng sợi ngang, kích thước mẫu 250x50 mm. Cất mẫu sao cho các mẫu thử không cùng trên một băng sợi dọc hoặc sợi ngang.
3.3 Trước khi tiến hành thử phải để mẫu trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86 không ít hơn 24 giờ.
4.1. Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86.
4.2 Đặt khay chứa dung dịch kalidicromat (chiều cao dung dịch phải lớn hơn 50 mm) phía dưới khung ghim rồi điều chỉnh sự thăng bằng của khay dung dịch bằng 4 đinh vít phía dưới bệ đỡ.
4.3 Dùng bút đổ vạch vào mỗi mẫu thử cách đầu sẽ nhúng vào dung dịch là 10 mm.
4.4 Ghim mẫu thử vào hàng ghim phía trên của khung ghim, còn phần dưới vạch kẻ của mẫu được kẹp bằng đũa thủy tinh hoặc cặp không rỉ, sao cho vạch kể trên mẫu trùng với điểm 0 của thước đo (xem phần phụ lục).
4.5 Treo khung ghim trên giá đỡ rồi hạ dần chiều cao của khung ghim cho tới khi mức dung dịch ngập đến điểm 0 của thước đo. Vặn cố định chiều cao bằng núm vặn điều chỉnh.
4.6. Sau 30 phút (tính từ lúc dung dịch thử ở vị trí điểm 0 trên thước đo) tiến hành đọc chiều cao mao dẫn của vải tương ứng với vạch khắc trên thước đo bên cạnh với độ chính xác đến 1 mm.
Nếu chiều cao mao dẫn thể hiện trên mẫu không đồng đều, phải lấy giá trị trung bình của chiều cao mao dẫn ở vị trí thấp nhất và cao nhất.
5.1. Kết quả thử độ mao dẫn là trung bình cộng các kết quả của 3 mẫu thử.
5.2 Độ mao dẫn được biểu thị bằng centimét trên phút, tính riêng theo chiều sợi dọc và chiều sợi ngang vải. Kết quả cuối cùng tính chính xác đến 0,1 cm.
Biên bản thử gồm các nội dung sau:
- Số hiệu tiêu chuẩn này
- Ký hiệu mẫu
- Các kết quả của từng lần
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5094:1990 (ISO 7211/4 - 1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5095:1990 (ISO 7211/5-1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ nhỏ của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5445:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền mài mòn do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1749:1986 về vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu để thử chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5094:1990 (ISO 7211/4 - 1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5095:1990 (ISO 7211/5-1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ nhỏ của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5445:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền mài mòn do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1986 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu quy định để thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5073:1990 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ mao dẫn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5073:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 25/08/1990
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra