Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 1753 : 1986
VẢI DỆT THOI -
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ SỢI
Woven Fabrics – Method for determination of density
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1753 : 1973;
TCVN 1753 : 1986 do Viện công nghiệp dệt sợi – Bộ Công nghiệp nhẹ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
VẢI DỆT THOI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ SỢI
Woven Fabrics – Method for determination of density
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định mật độ sợi dọc và mật độ sợi ngang của vải dệt thoi sản xuất từ xơ, sợi thiên nhiên, hóa học.
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho một sản phẩm hàng dệt sản xuất theo kiểu dệt thoi như khăn mặt, khăn trải bàn.
1. Khái niệm chung
1.1. Mật độ sợi dọc là số sợi có trên 10 cm theo chiều rộng vải.
1.2. Mật độ sợi ngang là số sợi có trên 10 cm theo chiều dọc vải.
2. Nguyên tắc
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc đếm số sợi có trên một đoạn chiều dài nhất định của vải rồi tính ra số sợi trên 10 cm.
3. Phương tiện thử
Kính phóng đại hoặc kính soi mật độ có thước đo;
Thước đo chiều dài bằng kim loại có vạch chia tới 0,5 mm;
Kéo cắt vải;
Kim gẩy sợi.
4. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Lấy theo TCVN 1749 : 1986
Để mẫu ở trạng thái tự do trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 : 1986 không ít hơn 24 giờ.
5. Tiến hành thử
5.1. Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 : 1986 trên tất cả các mẫu ban đầu.
5.2. Để xác định mật độ sợi dọc tiến hành đếm ít nhất tại 3 vị trí trên mẫu ban đầu. Để xác định mật độ sợi ngang tiến hành đếm ít nhất 4 vị trí trên mẫu ban đầu.
5.3. Vị trí đếm phải phân bố đều mẫu và cách biên không ít hơn 5 cm. Không đếm tại các vị trí có lỗi ngoại quan. Không đếm trùng hệ sợi.
5.4. Nếu vải hoặc sản phẩm dệt có tổ chức sọc mà mật độ sợi của sọc và của nền khác nhau thì phải xác định riêng mật độ sợi của sọc, mật độ sợi của nền. Nếu chiều rộng của sọc hoặc nền nhỏ hơn chiều dài đếm quy định thì sau khi đếm số sợi trên sọc hoặc nền, do chiều rộng của chúng chính xác đến 0,5 mm rồi tính ra số sợi trên 10 cm.
5.5. Nếu vải hoặc sản phẩm dệt có nhiều hệ thống sợi dọc hoặc sợi ngang phải xác định mật độ sợi riêng cho từng hệ.
5.6. Chiều dài đếm phụ thuộc vào mật độ sợi theo quy định trong Bảng 1.
Bảng 1
Mật độ sợi (sợi/10cm) | Chiều dài cần đếm (mm) |
Dưới 100 Từ 100 đến 500 |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4897:1989 (ISO 3572 : 1976) Vải dệt thoi - Kiểu dệt - Định nghĩa và các thuật ngữ chung và các kiểu dệt cơ bản được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1754:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4896:2009 về Vật liệu dệt - Vải dệt - Ghi nhãn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5094:1990 (ISO 7211/4 - 1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5095:1990 (ISO 7211/5-1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ nhỏ của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1749:1986 về vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu để thử chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4897:1989 (ISO 3572 : 1976) Vải dệt thoi - Kiểu dệt - Định nghĩa và các thuật ngữ chung và các kiểu dệt cơ bản được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1754:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4896:2009 về Vật liệu dệt - Vải dệt - Ghi nhãn
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5094:1990 (ISO 7211/4 - 1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5095:1990 (ISO 7211/5-1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ nhỏ của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1986 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu quy định để thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1753:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật độ sợi
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1753:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật độ sợi chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN1753:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra