Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VẢI DỆT THOI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI VÀ CHIỀU RỘNG
Woven fabries - Method for measurement of length and width
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1751 - 75.
Tiêu chuẩn quy định phương pháp xác định chiều dài, chiều rộng của vải dệt thoi (mộc và thành phẩm) sản xuất từ các dạng xơ, sợi thiên nhiên, hóa học.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho một số mặt hàng dệt như khăn mặt, khăn trải bàn, không áp dụng cho vải kỹ thuật.
1.1. Chiều dài của tấm, cuộn hay một mẫu vải (L) tính bằng m, là khoảng cách giữa đầu và cuối của tấm, cuộn hay mẫu vải đó.
1.2. Chiều rộng của tấm, cuộn hay một mẫu vải (B) tính bằng cm là khoảng cách giữa hai cạnh dọc của tấm, cuộn hay mẫu vải khi ta đo thẳng góc với hai cạnh đó.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc dùng các dụng cụ đo trực tiếp chiều dài, chiều rộng trên tấm, cuộn hay mẫu vải sau khi đã để vải ở trạng thái tự do không bị kéo căng trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86.
3.1. Bàn đo có mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Chiều rộng của bàn lớn hơn chiều rộng của tấm vải cần đo, chiều dài của bàn không nhỏ hơn 3 m. Dọc theo mép bàn khắc vạch cách nhau 1 m. Sai số cho phép không lớn hơn ± 1 mm/1m.
3.2. Thước thẳng khắc vạch đến 1 mm, chiều dài không nhỏ hơn 1 m. Thước dùng để xác định chiều rộng vải phải lớn hơn chiều rộng vải cần đo. Sai số cho phép không lớn hơn ± 1 mm/1m.
3.3. Cho phép dùng máy đo để xác định chiều dài và chiều rộng vải nếu độ chính xác của máy bảo đảm sai số không vượt quá ± 0,3 % so với khi đo bằng bàn và thước.
Lấy mẫu theo TCVN 1749-86.
Để xác định chiều dài trung bình của một đơn vị bao gói và chiều rộng vải trung bình của lô vải, mẫu thử là toàn bộ các đơn vị bao gói của đại diện lô.
5.1. Trước khi thử đặt mẫu ở trạng thái tự do không bị kéo căng ở điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86 không ít hơn 24 giờ và tiến hành đo trong điều kiện này. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép đo ở điều kiện khí hậu thực tế.
5.2. Xác định chiều dài của tấm hoặc cuộn
5.2.1. Trải tấm vải cần đo lên bàn sao cho điểm đầu biên tấm vải trùng với điểm 0 của bàn đo. Dịch chuyển vải đi từng đoạn trên mặt của bàn đo và đánh dấu vào biên vải các đoạn 1 m ứng với khoảng cách giữa 2 vạch của bàn đo. Ghi lại số lượng các đoạn, đoạn dư cuối cùng được đo bằng thước với độ chính xác đến 0,01 m. Khi đo không kéo căng vải và không để vải bị gấp mép, nhăn. Nếu là vải khổ gấp đôi, đo chiều dài theo đường gấp giữa.
5.2.2. Xác định chiều dài tấm vải đã gấp: Dùng thước đo chiều dài của lớp và chiều dài đoạn dư. Chiều dài trung bình của lớp được xác định bằng cách đo khoảng cách giữa hai đường gấp của 10 lớp không kề nhau với độ chính xác đến 0,001 m. Trung bình cộng các kết quả đo là chiều dài trung bình của một lớp.
5.3. Xác định chiều rộng của tấm hoặc cuộn: Trải vải lên bàn như khi xác định chiều dài. Nếu đo chiều rộng vải trên máy đo phải đo khi máy dừng. Đặt thước vuông góc với biên vải, điểm 0 của thước trùng với mép ngoài biên vải, chiều rộng của vải được đọc trên thước tại điểm trùng với mép ngoài biên vải thứ hai chính xác đến 0,1 cm. Đối với vải có tuyết, vải nhung, vải nổi vòng (khăn bông) phải xác định chiều rộng có biên và chiều rộng không biên, các loại vải khác chỉ xác định chiều rộng có cả biên.
Chiều rộng được xác định tại những vị trí cách đều nhau theo chiều dài tấm như quy định trong bảng 1.
Bảng 1
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5094:1990 (ISO 7211/4 - 1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5095:1990 (ISO 7211/5-1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ nhỏ của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5445:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền mài mòn do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7838-2:2007 (ISO 7617-2 : 2003) về Vải tráng phủ chất dẻo dùng làm vải phủ bọc - Phần 2: Vải dệt thoi tráng phủ PVC - Yêu cầu kỹ thuật
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7838-3:2007 (ISO 7617-3 : 1988) về Vải tráng phủ chất dẻo dùng làm vải phủ bọc - Phần 3: Vải dệt thoi tráng phủ polyuretan - Yêu cầu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1753:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật độ sợi
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1754:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền và độ giãn dài khi kéo đứt
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ co sau khi giặt
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5094:1990 (ISO 7211/4 - 1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ săn của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5095:1990 (ISO 7211/5-1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ nhỏ của sợi tách ra từ vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5445:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền mài mòn do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7834:2007(ISO 22198 : 2006) về Vật liệu dệt - Vải - Xác định chiều rộng và chiều dài
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7838-2:2007 (ISO 7617-2 : 2003) về Vải tráng phủ chất dẻo dùng làm vải phủ bọc - Phần 2: Vải dệt thoi tráng phủ PVC - Yêu cầu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7838-3:2007 (ISO 7617-3 : 1988) về Vải tráng phủ chất dẻo dùng làm vải phủ bọc - Phần 3: Vải dệt thoi tráng phủ polyuretan - Yêu cầu kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1986 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu quy định để thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định kích thước
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 15Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1753:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật độ sợi
- 16Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1754:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền và độ giãn dài khi kéo đứt
- 17Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ co sau khi giặt
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định chiều dài và chiều rộng
- Số hiệu: TCVN1751:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra