Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4862 - 1989

(ISO 2930 – 1975)

MỦ CAO SU THIÊN NHIÊN KHÔ

XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ DUY TRÌ ĐỘ DẺO

Cơ quan biên soạn:

Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số:702/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989

 

TCVN 4862 - 1989

(ISO 2930 – 1975)

MỦ CAO SU THIÊN NHIÊN KHÔ. XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ DUY TRÌ ĐỘ DẺO

Raw natural rubber. Determination of plasticity retention index

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) để đánh giá độ bền ôxy hoá của cao su thiên nhiên thô. Phương pháp này thay cho phương pháp đánh giá bằng mắt. Chỉ số PRI lớn thể hiện độ ôxy hoá cao.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phùhợp với ISO 2930 – 1975,

1. Nguyên tắc

Xác định số đo độ dẻo nhanh trên mẫu thử chưa lão hoá và đã lão hoá bằng cách sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 140oC, dùng máy đo độ dẻo có đĩa kép và trục có đường kính 10 mm. PRI là tỷ số đo sau và trước khi sấy nhâ n với 100.

2. Thiết bị

2.1 Máy đo độ dẻo, đĩa kép có trục đường kính 10 mm và máy dập để chuẩn bị mẫu thử.

2.2 Máy đo độ dày, thang chia độ có giá trị vạch chia 0,01 mm, mặt tiếp xúc phẳng có đường kính xấp xỉ 4 mm và áp suất làm việc là 20 ± 3 Kpa.

2.3 Máy cán phòng thí nghiệm.

2.4 Tủ sấy ở nhiệt độ 140oC có đặc tính sau :

- Điều chỉnh nhiệt độ xung quanh mẫu thử trong phạm vi ± 0,2oC trong 30 phút. Chú ý : nếu lâu hơn sẽ làm cho thí nghiệm không chính xác.

- Cho phép khôi phục lại nhiệt độ cần thiết của tủ sấy khoảng 1oC trong thời gian không quá 2 phút, sau khi cho khay vào lò.

- Thay đổi không khí 10 lần trong 1 giờ.

Chú ý: những tủ sấy thiết kế đáp ứng được đặc tính này thì có bán sẵn.

2.5 Đĩa và khay nhôm nhẹ

Những đĩa thích hợp có độ dày 0,2 mm và đường kính 40 – 50 mm. Dùng những đĩa và khay có độ dẫn nhiệt thấp, tổng khối lượng của khay và đĩa không quá 35 g và thể tích của chúng không quá 5% thể tích buồng sấy.

3. Cách tiến hành

3.1 Mẫu thử

Làm đồng đều thành phần mẫu thô.

Lấy một phần khoảng 30 g từ mẫu thử đã được làm đồng đều và cho qua trục cán ba lần ở nhiệt độ phòng (sau mỗi lần cho qua, gấp đôi miếng vừa cán lại), điều chỉnh kẹp sao cho tấm cuối cùng dày khoảng 1,7 mm.

Lập tức gấp đôi tấm đó lại thành một tấm đồng nhất về kết cấu, không bị lỗ và ép nhẹ hai nửa đó lại với nhau bằng tay, cố gắng để tránh tạo bọt khí .

Cắt mẫu thử từ tấm đỡ gấp đôi lại bằng máy dập và đo độ dày của chúng cho đến khi thu được sáu miếng thử có độ dày khoảng từ 3,2 đến 3,6 mm.

Chia một cách ngẫu nhiên các miếng thử thành hai cụm mỗi cụm ba miếng, một cụm để thử trước khi lão hoá và cụm kia để thử sau khi lão hoá.

Việc chuẩn bị các miếng thử như đã nêu ở trên phải được làm rất cẩn thận, vì chỉ số duy trì độ dẻo của cao su (PRI) bị ảnh hưởng bởi độ dày của tấm thử. Phải xem sự bố trí kẹp có đúng yêu cầu không, sự bố trí này phụ thuộc vào cao su và máy cán, muốn vậy phải thử sơ bộ. Nếu sáu miếng thử không đạt độ dày cần thiết như đã nêu trên thì phải chuẩn bị tấm thử

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4862:1989 (ISO 2930 – 1975)

  • Số hiệu: TCVN4862:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 25/12/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản